PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Microchip PIC > Bootloaders - Programmers - Debuggers - Emulators

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Bootloaders - Programmers - Debuggers - Emulators Những công cụ cần thiết để lập trình cho PIC/dsPIC

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 28-01-2008, 12:00 AM   #1
NThang
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Jun 2007
Bài gửi: 6
:
Rất cảm ơn bác Namqn,

Về phần trên, với câu trả lời của bác em đã hiểu phần nào. Tất nhiên, khi thiết kế với mỗi chíp, nhà sản xuất đều có thiết kế cơ chế truy cập và không gian địa chỉ cho chíp đó. Với bộ nhớ chương trình, thì cần gì phải ánh xạ nhỉ? rõ ràng là để thực hiện chương trình và nháp chương trình thì đã có RAM hay EEPROM nếu cần, chủ yếu là RAM. Em đã đọc kỹ lại hướng dẫn của microchip thì đã hiểu rằng cái second haft ấy có thể mở rộng được vì thực tế là địa chỉ của nó là 14bits có nghĩa là nó có thể địa chỉ đến 16k. Tuy nhiên với dòng chíp này nó chỉ sử dụng đến max là 8k rom trong (0x1fff), và có có khoảng thanh ghi chương trình cũng được tích hợp trong dùng cho USER ID và CONFIGURATION, CALIB từ 0x2000-0x2009 (Các chức năng này đúng như bác nói ở trên).

Tại sao em lại hỏi bác như ở trên, thứ nhất ban đầu em hiểu là phần configuration là do phần mềm em viết sẽ định nghĩa và quản lý cũng như bộ nhớ chương trình sẽ được ánh xạ vào đó. Nhưng hiểu thế là sai lầm. Em hiểu.

Em làm nhiều về AVR, mua mạch nạp sẵn, không để ý nhiều xem cơ chế nó nạp thế nào, chỉ viết chương trình, dịch và nạp. Tuy nhiên, em muốn nhiều hơn nữa, một số nhà xản xuất nước ngoài họ sử dụng phương thức nạp onboard, kiểm tra hay chỉnh sửa onboard bằng phần mềm riêng cho mỗi hệ thống của họ. em cũng muốn làm như thế, không chỉ chỉnh sửa tham số chương trình ( Lưu trong EEPROM là nhiều hay trong ROM) mà sửa trực tiếp chương trìng hệ thống bên trong nếu cần thiết) Có nghĩa là trong phần mềm của em phải có chương trình nạp cũng như đọc bộ nhớ chương trình của chíp và trên bo mạch em cũng phải tích hợp mạch nạp onboard.

Em là dân cơ điện tử, cơ bản thì có và cũng học khá nhiều, làm nhiều cả tương tự và số. Tất nhiên chỉ liên quan đến điều khiển hệ thống tự động, máy công nghiệp, động cơ mà thôi. Đọc về cơ chế nạp xóa PIC thì OK, thấy tự nhiên có vùng địa chỉ lạ hoắc nên mới hỏi như trên.

Về cơ chế nạp trực tiếp qua cổng com, rất mong các bác chỉ bảo thêm cách tạo bộ clock qua cổng com?

Em xin chân thành cảm ơn.
NThang vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 28-01-2008, 08:57 PM   #2
namqn
Trưởng lão PIC bang
 
Tham gia ngày: Feb 2006
Nơi Cư Ngụ: Tp. HCM, Việt Nam
Bài gửi: 3,025
:
Send a message via Yahoo to namqn
Trích:
Nguyên văn bởi NThang View Post
...
Em làm nhiều về AVR, mua mạch nạp sẵn, không để ý nhiều xem cơ chế nó nạp thế nào, chỉ viết chương trình, dịch và nạp. Tuy nhiên, em muốn nhiều hơn nữa, một số nhà xản xuất nước ngoài họ sử dụng phương thức nạp onboard, kiểm tra hay chỉnh sửa onboard bằng phần mềm riêng cho mỗi hệ thống của họ. em cũng muốn làm như thế, không chỉ chỉnh sửa tham số chương trình ( Lưu trong EEPROM là nhiều hay trong ROM) mà sửa trực tiếp chương trìng hệ thống bên trong nếu cần thiết) Có nghĩa là trong phần mềm của em phải có chương trình nạp cũng như đọc bộ nhớ chương trình của chíp và trên bo mạch em cũng phải tích hợp mạch nạp onboard.
...
Một số hãng tích hợp sẵn phần firmware dùng cho việc nạp chương trình lên chip (họ gọi bằng các tên khác nhau như boostrap loader, bootloader, ...), chẳng hạn như Maxim-Dallas, Analog Devices, Atmel, ... Với PIC thì Microchip không làm điều này, do đó người dùng sẽ phải tự thiết kế lấy bootloader (hardware + firmware + host software) cho mình. Hiện nay, bootloader dành cho PIC nhỏ gọn và có tính năng tương đối là Tiny Bootloader. Bạn hoàn toàn có thể tích hợp nó vào thiết kế của bạn, và như thế xem như bạn có mạch nạp onboard. Xu hướng khác là người ta tích hợp lên mạch phát triển các mạch nạp từ đơn giản (qua cổng COM, LPT) cho đến phức tạp (với một smart chip, giao tiếp bằng đủ loại chuẩn, kể cả USB). Tất nhiên với cách làm này thì đòi hỏi bạn phải có trình độ cao hơn một chút so với giải pháp bootloader, nhưng vẫn là giải pháp khả thi. Tôi nói qua về chúng để bạn thấy rằng những việc đó không phải là quá sức chúng ta, vấn đề là chúng ta có muốn làm hay không.
Trích:
Nguyên văn bởi NThang View Post
Về cơ chế nạp trực tiếp qua cổng com, rất mong các bác chỉ bảo thêm cách tạo bộ clock qua cổng com?
Em xin chân thành cảm ơn.
Với mạch nạp trực tiếp qua cổng COM, bạn sẽ phải tự hiện thực giao tiếp ICSP được mô tả trong Prog. Spec. của chip tương ứng (rất hay là Microchip đã nhất quán về phần cứng, chỉ có thay đổi đôi chút về giao thức đối với các chip khác nhau). Có nhiều open source project trên mạng về các loại mạch nạp này, bạn thử lấy source code của WinPIC (do DL4YHF viếte) về để nghiên cứu thử (link ở đây: http://freenet-homepage.de/dl4yhf/wi...ic_sources.zip). Với các máy dùng Windows dựa trên công nghệ NT (Windows NT, Windows 2K, Windows XP) thì bạn phải dùng một thư viện nào đó để có thể truy xuất trực tiếp cổng COM. Nghiên cứu thử một chút bạn sẽ hiểu tại sao các bộ chuyển đổi USB-RS232 không thể dùng được cho mạch nạp trực tiếp.

Thân,
__________________
Biển học mênh mông, sức người có hạn.

Đang gặp vấn đề cần được giúp đỡ? Hãy dành ra vài phút đọc luồng sau:
http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=1263
namqn vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 07:42 PM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam