PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Microchip PIC > Cơ bản về vi điều khiển và PIC

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Cơ bản về vi điều khiển và PIC Những bài hướng dẫn cơ bản nhất để làm quen với vi điều khiển PIC

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 24-05-2005, 01:21 AM   #1
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Học PIC trong 1 ngày (Upd. 01/01/2006)

Cơ bản về PIC


Dưới đây là hình mạch chạy của PIC16F84A, PIC16F628A và PIC16F88. Tất cả các PIC này đều có vị trí chân tương ứng nhau, và thậm chí có thể nói PIC16F628A tương thích PIC16F84A và PIC16F88 tương thích với hai loại còn lại. Có nghĩa là trong các ứng dụng của PIC16F84A, khi thay đổi bằng PIC16F88, hay PIC16F628A đều được.



Tất nhiên, 3 loại vi dòng PIC trên đây có thể tương thích với nhiều dòng PIC cũ hơn, nhưng vì thị trường PIC Việt Nam phổ biến với 3 loại PIC này, cho nên chúng tôi chỉ đề cập đến 3 loại PIC này mà thôi.

Sau khi các bạn có mạch nạp, chương trình nạp, MPLAB IDE, CCS C hoặc HT PIC, các bạn làm mạch chạy này. Kể từ đây khi thiết kế cách mạch test, hoặc các thiết bị ngoại vi khác, cần thử nghiệm, các bạn chỉ việc thiết kế mạch ngoài, sau đó cắm vào các chân ra và chạy thử.

Khi mạch chạy tốt, các bạn muốn thiết kế được hoàn chỉnh, các bạn chỉ việc copy mạch chạy từ Orcad và dán vào mạch nguyên lý của thiết bị của bạn. Xoá các chân header đi, và nối dây vào trong mạch chạy PIC. Như vậy, chúng ta không phải tốn thời gian thiết kế cho PIC nữa.

Một vài điểm lưu ý về mạch như sau:

- Nguồn chỉ dùng cho PIC, tuyệt đối không dùng bộ nguồn này cho thiết bị ngoại vi. Nếu thiết bị ngoại vi cần nguồn, các bạn thiết kế bộ nguồn riêng. Một số thiết bị ngoại vi quá đơn giản, và tốn ít dòng, các bạn có thể dùng nguồn chung (khoảng 100mA)

- Tôi không khuyến khích dùng dao động nội của PIC, bởi vì dao động nội chỉ chạy được ở 4MHz, và không ổn định như dùng thạch anh ngoài. Một số đề tài công nghiệp, họ dùng thạch anh chuẩn công nghiệp 4 chân, nên chúng ta cũng tạo thói quen dùng thạch anh ngoài, không cần quá tận dụng 2 chân của PIC.

- Mạch reset này là mạch reset đơn giản nhất của PIC, và tạo chế độ reset power on. Một số ứng dụng của PIC yêu cần mạch brownout reset, các bạn có thể tham khảo trong datasheet. Nhưng tôi thiết nghĩ, những đề tài thông thường, không cần dùng mạch brownout reset này.

- Chúng ta thống nhất chuẩn thiết kế cho các header là nối vào các chân của PIC theo thứ tự hai chân ngoài cùng là Rx0 và GND. Mục đích là để khi chạy mạch in, chân GND có thể được xếp ra phía ngoài, chân Rx0 để quy định cho tất cả các port khác nhau, vì có port chỉ có 3 chân, có port 5 chân, 8 chân... Nếu lấy chân RB7 làm chuẩn chẳng hạn, thì sẽ rất khó giải thích khi lấy chân RA4 đặt ra phía ngoài. Vì vậy RA0 và RB0 chúng ta lấy làm chuẩn. Điều này cũng đã được thực hiện trong một số tutorial, và gần như là quy ước bất thành văn khi thực hiện các mạch phát triển cho vi điều khiển. Chân VDD (5V) được nối vào, nhằm sử dụng cho các ứng dụng cần có điện áp ngõ vào, nhưng không cao lắm như ở trên đã nói (100mA). Tuyệt đối không thiết kế chân VSS (GND) và chân VDD (5V) ở hai đầu của header, tránh tình trạng đôi khi chúng ta không để ý cắm nhầm, có thể làm hỏng PIC, hoặc hỏng luôn cả thiết bị ngoại vi.

- Các nút bấm và công tắc, tôi thiết kế là các nút bấm 4 chân, vì hiện nay trên thị trường hầu như chỉ bán loại nút bấm này, và loại nút bấm này chắc chắn hơn loại 2 chân trước đây. Các bạn cũng lưu ý sau này khi thiết kế nút bấm cũng nên thiết kế nút bấm 4 chân.

- Con ổn áp 78L05 khác với con 7805. Nó là dạng TO92, tức là nó giống như con transistor thông thường, nên rất nhỏ, chứ không phải dạng 3 chân và có tấm tản nhiệt phía sau như con 7805. Do vậy, mạch thiết kế sẽ nhỏ đi khá nhiều.

- Ở đây, tôi không chạy ra mạch in, vì rằng tôi muốn dành công việc này cho các bạn sinh viên mới học. Sau khi các bạn làm xong mạch in, nếu các bạn có thể chia sẻ với chúng tôi thì thật là tuyệt vời. Chỉ có một điều lưu ý là, chúng ta thường không cắm trực tiếp vi điều khiển vào mạch để hàn, mà chúng ta cắm qua một socket để có thể gỡ ra lập trình lại, và để đảm bảo không bị cháy PIC khi hàn. Do vậy, khi cắm socket, các bạn sẽ có thể nhét hai tụ nối ở thạch anh vào bên trong socket, khi cắm PIC lên, nó sẽ che hai cái tụ đó đi, và mạch của các bạn sẽ gọn gàng hơn. Socket loại 18 chân không thể nhét thạch anh và điện trở nối từ chân MCLR đến VDD vào bên trong được, nhưng sau này khi dùng PIC 28 hoặc 40 chân, các bạn nên nhét tất cả vào bên dưới socket để cho mạch gọn gàng hơn.

- Một điểm cuối cùng, chúng tôi không thiết kế phần nạp bằng ICSP, bởi vì chúng tôi không muốn làm cho các bạn mới học PIC cảm thấy bối rối. Chúng ta sẽ thực hiện mạch chạy PIC với các chân ICSP và bootloader sau.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 11:56 PM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam