PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Các Đề Tài > Luận văn tốt nghiệp

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Luận văn tốt nghiệp Nếu bạn thắc mắc vì sao chúng tôi muốn phổ biến các luận văn tốt nghiệp? Xin xem tại đây

 
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Prev Previous Post   Next Post Next
Old 04-03-2007, 05:04 PM   #1
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Vì sao nên thảo luận về luận văn tốt nghiệp online?

Hôm nay F ngồi viết bài này để khởi động cho việc trao đổi các luận văn tốt nghiệp. Vấn đề F muốn trao đổi hôm nay, đó là tại sao nên đưa luận văn tốt nghiệp lên mạng để thảo luận? Và tất nhiên, F đang nói tới luận văn tốt nghiệp đại học.

Luận văn tốt nghiệp, thực chất là một đề tài khoa học. Do vậy, về cơ bản, có thể hình dung một đề tài khoa học là trả lời cho các câu hỏi sau:
  1. Vấn đề chúng ta cần giải quyết là gì? (objectives, problems)
  2. Đã có những người nào giải quyết vấn đề đó, và họ giải quyết như thế nào? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ, đối với vấn đề mà chúng ta đặt ra? (previous works)
  3. Chúng ta vận dụng những kiến thức đã có, kiến thức thu thập thêm trong quá trình làm đề tài, và một chút lý luận sáng tạo, sau đó đề xuất ra cách giải quyết của chúng ta (propose)
  4. Giải quyết vấn đề và đưa ra kết quả để chứng minh rằng cách giải quyết của mình đảm bảo yêu cầu đã đặt ra, hoặc nếu một đề tài tốt, có thể chỉ ra được cái mình làm có gì mới hơn, tốt hơn so với những đề tài mà người khác đã giải quyết (results)
  5. Những vấn đề mình chưa giải quyết được, những vấn đề mình có thể phát triển lên (conclusion)

Nhìn chung, một đề tài được thực hiện là như vậy, và nếu các bạn làm được như vậy, các bạn có thể viết một bài báo khoa học tham dự các hội nghị khoa học toàn quốc hoặc quốc tế, hoặc dự thi các cuộc khi nghiên cứu khoa học...

Tuy vậy, vấn đề là các bạn sinh viên thường không chú ý đến cái sườn làm việc khoa học này, mà thường lao ngay vào việc, tôi cần giải quyết bài toán đặt ra, cho nên tôi cứ làm, làm, miễn sao ra được kết quả là tốt rồi...

Đây chính là điều sai lầm rất nghiêm trọng, và đôi khi dẫn tới rất nhiều suy nghĩ sai lầm cho sinh viên.

Ba F đã từng nói khi F làm đề tài tốt nghiệp như sau:"Cái con làm có gì mới so với cái người ta làm? Con đừng quá chủ quan nghĩ rằng con làm cái người ta chưa làm. Người ta chưa làm có thể vì người ta thấy không cần thiết phải làm, chứ không phải người ta không thể làm. Điều này là hai chuyện khác nhau. Các thầy cô hoàn toàn không thiếu tiền để làm đề tài" (chú thích: vì lúc này F làm đề tài, F rất hí hửng khoe về các bài báo, vấn đề mình đặt ra và giải quyết, gần như F tự nghiên cứu, tự đặt ra bài toán, tự tìm references, tự giải quyết tất cả các vấn đề về robot di động 2D...; chú thích thêm ba F lại là chef khoa Toán DHSP HCM, mẹ F sáng lập trung tâm tin học DHSP HCM nhưng cả hai bây giờ đã bỏ nghề, cho nên đối với F đây cũng như là lời các thầy cô vậy).

Quay lại câu chuyện của chúng ta, F ít ra có cái may mắn là vậy, cho nên việc định hướng và hướng dẫn nghiên cứu, F được hướng dẫn cả ở nhà, và ở trường, vì F cũng tham gia các hoạt động Đoàn và lại là khóa đầu của PFIEV, cho nên các thầy cô cũng quan tâm trao đổi rất nhiều.

Nhưng các đề tài khoa học, thực chất như thế nào? Rất nhiều giảng viên trẻ nhận các đề tài ở ngoài, hoặc bộ môn có các đề tài đặt hàng, các thầy cô giao các đề tài đó cho các bạn nghiên cứu. Việc nghiên cứu của các giảng viên trẻ là điều bắt buộc, và phần lớn các đề tài là xuất phát từ các yêu cầu nghiên cứu thô sơ này. Cho nên, mặt bằng chung của một đề tài tốt nghiệp đại học sẽ hoặc là làm tốt hơn một đề tài trước, hoặc là làm một phần trong dự án hiện có, hoặc là hiện thực một vấn đề mà các thầy cô muốn các bạn hiện thực với lý thuyết mà các thầy cô đưa ra. Điều này là đúng đối với yêu cầu tốt nghiệp đại học.

Tuy nhiên, đáng lẽ để làm được điều này, chúng ta cần có những cơ sở khoa học, và cần có những kho tư liệu tham khảo mạnh, và phải hoàn toàn không có những tiêu cực hiện vẫn còn tồn tại trong trường học. Như vậy, dù đi ngang xương, sinh viên vẫn phải hiểu được bài toán đặt ra là gì, những công nghệ nào để thực hiện việc đó, tại sao sinh viên chỉ đi nghiên cứu một nhánh nhỏ này, làm việc đó để làm gì?... Điều này trang bị cho sinh viên một cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài của mình. Nhưng không, thực tế hơn 50% (con số này có thể lớn hơn) số đề tài được hướng dẫn bởi các giảng viên trẻ thiếu kinh nghiệm cả về giảng dạy và chuyên môn (đây là tình hình chung của Việt Nam).

Chính vì vậy, đa số sinh viên cho rằng bước 1, bước 2 là không quan trọng, và với việc thảo luận trên các diễn đàn, có thể khiến các bạn cho rằng "làm cho nó chạy đi rồi tính" là thực tế nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Rất nguy hiểm!

Càng làm theo cách này, người hướng dẫn sẽ càng ngày càng hiểu sai, càng muốn làm những cái to tát và chạy được đã. Nhưng cuối cùng, khi đưa vào ứng dụng, nhiều hệ thống đã không thể nào hoạt động được, nhiều vấn đề tưởng rằng giải quyết được nhưng không được gì. Thậm chí có một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của bạn mẹ F, cô ấy (PGS TS) làm xong rồi mới vỡ lẽ ra là quên phân tích bài toán kinh tế ngay từ ban đầu, và cho rằng "vật liệu" đó là thừa thải, dư thừa, nhưng thực tế khi tìm mua để sản xuất thì cái "dư thừa" đó là khó kiếm một lượng lớn. Cuối cùng đề tài đó chỉ còn có cách đi bán đề tài cho các đồng chí làm tiến sĩ. F không ngại đem cái xấu của người thân mình nói ra, bởi vì đó là thực tế và cái F muốn nói đó là cần phải nhìn lại tốc độ đi lên và mức độ đầu tư vào nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, trên bình diện chung, một cách cẩn trọng.

Do vậy, F đề nghị một cách làm việc như sau khi các bạn nhận đề tài tốt nghiệp:

1) Hãy làm một bảng phân tích thời gian, ví dụ như sau:
- Các bạn có 6 tháng để làm đề tài, các bạn nào giỏi hay làm đề tài khoa học, muốn phát triển lên, các bạn có khoảng 1 năm. Nhưng nếu chỉ có 6 tháng, hãy dành ra 1 tháng để ít nhất tìm hiểu mình cần làm gì, và người ta đã làm được gì. Trong thời gian 5 tháng, các bạn không thể làm được quá nhiều thứ, các bạn chỉ đặt ra một hoặc hai vấn đề mà các bạn nhắm rằng có thể giải quyết, các vấn đề khác các bạn có thể thu nhặt ở đâu đó thì tùy theo kiểu "chạy được trước đã", nhưng phải nhắm vào một vấn đề nào đó cụ thể để giải quyết. Ít nhất trong vòng 1 tháng, các bạn phải hình dung được mình cần giải quyết gì.
- Trong quá trình đọc và hình dung định hướng giải quyết, những cái gì là cái nền, các bạn có thể tiến hành song song. Vd: với robotics, các bạn sẽ chắc chắn cần các phần cơ khí, cảm biến, các bạn không đi sâu về cơ khí, cảm biến, các bạn có thể vừa đọc báo vừa đi làm phần khung, phần cảm biến, phần điện tử...
- Các bạn sẽ có khoảng 3 tháng để giải quyết vấn đề mình đặt ra. Tất nhiên trong đó cũng bao gồm các vấn đề các bạn thu nhặt được, các bạn cũng giải quyết luôn, nhưng đừng tham lam quá và đừng đi chệch mục tiêu.
- Các bạn có 1 tháng để kết hợp vấn đề mình đặt ra và vấn đề mình thu gom lại được.
- Cuối cùng, các bạn có 1 tháng để chuẩn bị trình bày và hệ thống hóa mọi thứ.

2) Với quỹ thời gian như thế này, những phần nào các bạn có thể làm online nhỉ?
- Vấn đề định hướng trong 1 tháng đầu. Các bạn hoàn toàn có thể thảo luận trên diễn đàn, ở diễn đàn, có rất nhiều người có kinh nghiệm thực tế, sẽ có thể giúp các bạn định hình được: a) những việc các bạn cần làm; b) định hướng đề tài, kết hợp với những định hướng của giáo viên hướng dẫn của bạn đưa ra; c) tìm cho bạn các tài liệu tham khảo cần thiết; d) những thứ "làm chạy được là được rồi"...
- Trong 3 tháng tiếp theo, một mặt giải quyết vấn đề của mình, một mặt khác, tại sao không thả nổi những câu hỏi của mình trên diễn đàn, vạch ra một cái khung sườn mình cần làm như một hình thức để ghi nhớ, cuối cùng là những vấn đề không nằm trong phạm vi bạn quan tâm, nhưng bạn phải làm. Thường những vấn đề này không phải là vấn đề chính, do đó, có rất nhiều người có khả năng giúp đỡ bạn, kể cả các sinh viên như bạn hoặc nhỏ hơn bạn, nhưng họ làm việc trên lĩnh vực đó mà có thể bạn không rành bằng họ.
- Hai tháng cuối, đó là công việc của bạn, và bạn hãy cố làm tốt công việc của mình.
- Sau khi bảo vệ, nếu bạn thấy ok, hãy cung cấp luận văn của bạn cho diễn đàn, vì một điều rất đơn giản là luận văn của bạn không có gì bí mật cả, mọi sinh viên đều có thể tham khảo nó ở bộ môn, cho nên tại sao lại không thể cung cấp cho nhiều người hơn?

3) Những suy nghĩ sai lầm:
- Báo chí phản ánh việc copy tài liệu? Đó không phải là lỗi của sinh viên, đó là lỗi của giảng viên đưa ra đề tài. Anh đưa ra đề tài đã làm rồi, thì làm sao anh bắt người ta làm cái mới hơn được? Nếu không có tham khảo, tôi đố anh làm ra được cái gì.
- Giấu công nghệ và kỹ thuật. Một số bạn làm xong, giấu đi các vấn đề mình làm và không viết vào luận văn. Tốt, F cũng làm như vậy, rõ ràng bài toán crosstalk của siêu âm, F làm được và trình diễn đàng hoàng, nhưng đến giờ bộ môn CDT không làm lại được. Oki, vậy thì trong luận văn không còn gì để giấu cả, vậy có việc gì mà không cho người khác xem? Làm kỹ thuật, từ đại học tới trên đại học, sẽ có những điểm mà không một ai công bố cả. Vậy thì khi đã không công bố thì đừng viết vào luận văn, và đừng trình bày. Đó là cái của bạn làm, bạn có thể phát triển nó lên để thành sản phẩm sau này.
- Tưởng rằng người ta không biết và tự cô lập mình. Có rất nhiều cách trình bày vấn đề để tham khảo lẫn nhau, và không publish toàn bộ chi tiết. Cuối cùng những gì nên publish? Về mặt điện tử, gần như giờ chỉ cần mua linh kiện về ráp lại là xong. Còn về cơ khí, ngoại trừ nghiên cứu chuyên sâu, còn lại không có gì là không làm được. Về tin học, không thiếu chuyên gia lập trình nếu chỉ cần có bảng ràng buộc, và nếu không có tiền thì chẳng ai hơi đâu lao đầu vào coding. Như vậy, cái cơ bản nhất mà không ai làm được đó là một thuật toán nào đó, hoặc một lý thuyết nào đó. Vậy thì, nếu các bạn giữ lại lý thuyết, giữ lại thuật toán, thì mọi thứ đều là của bạn. Nhưng nếu các bạn giữ các thứ khác, thì các bạn đang "ôm rơm nặng bụng". Có lẽ kinh nghiệm sẽ giúp cho các bạn thấy điều này, nhưng F thì chẳng ngại gì để nói.


Điều cuối cùng, trong bài viết khá dài này, đó là các bạn hãy trao đổi thật nhiều nếu có thể. Một luận văn tốt nghiệp, sẽ làm cho bạn khác đi rất nhiều, một luận văn tốt nghiệp sẽ làm cho các bạn từ một đứa con ăn bám trở thành một trụ cột gia đình. Một luận văn tốt nghiệp có thể giúp bạn hiểu nhiều hơn về đề tài khoa học mà mình theo đuổi, và mở ra các cơ hội mới cho cuộc đời của bạn.

Vậy thì hãy làm điều đó tốt nhất, nếu bạn có thể.

F có một ghi chú như sau, có thể những điều F trình bày, nó không hoàn toàn đúng đối với những nhà nghiên cứu, nhưng đối với các bạn sinh viên, nó gần gũi hơn với cách nghĩ của các bạn, vì F đã tổng hợp những điều này trong suốt 2 năm theo dõi hoạt động diễn đàn, F hy vọng mình nói được những suy nghĩ của các bạn. Giúp cho các bạn thoải mái hơn trong suy nghĩ, và các bạn sẽ gặt hái được nhiều điều hơn cách mà trước nay các bạn vẫn đang làm.

Chúc vui

thay đổi nội dung bởi: falleaf, 24-01-2008 lúc 10:16 AM.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
 


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Similar Threads
Ðề tài Người gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
mình mới tìm thấy bài luận văn này hay lắm 111985 Luận văn tốt nghiệp 6 08-11-2008 11:08 AM
Nhờ giúp đỡ cho dự án nghiên cứu tiếng Việt namqn Trao đổi ngoài luồng 1 06-07-2007 01:31 PM
Study English online polaris2511bk English forum on PICs 2 25-12-2006 01:48 PM
Điều chỉnh tham số Fuzzy Controller online Vững Bước Matlab-Simulink & Labview & 20-Sim 2 30-05-2006 09:35 PM


Múi giờ GMT. Hiện tại là 08:26 AM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam