|
Tài trợ cho PIC Vietnam |
Điều khiển Lý thuyết điều khiển và ứng dụng lý thuyết điều khiển trong những trường hợp thực tế |
|
Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
12-06-2006, 10:31 PM | #1 |
Đệ tử 9 túi
Tham gia ngày: May 2006
Bài gửi: 150
: |
Thiết kế hệ thống điều khiển tàu biển?
Có ai quan tâm đến mảng này xin trao đổi cùng. Để mở đầu, tôi xin trích bài viết sau về "Đề tài cấp Bộ: Nghiên cứu, thiết kế, chế tạo hệ thống tự động điều khiển tàu bằng la bàn từ” của Đại học Hàng hải VN (www.vimaru.edu.vn):
... Trong những năm qua, ngành Công nghiệp đóng tàu Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh. Đội tàu cũ trong nước đang dần được thay thế bằng chính những con tàu do người Việt Nam đóng và đặc biệt là chúng ta đã và đang xuất khẩu tàu biển sang cả những nước có nền công nghiệp tiên tiến như Nhật Bản, Anh Quốc... Tuy nhiên hiện tại tất cả các sản phẩm phục vụ cho Công nghiệp đóng tàu biển của Việt Nam vẫn còn ở trình độ non kém, hầu như các trang thiết bị trên tàu đều phải nhập ngoại, dẫn đến giá thành đắt, không chủ động được trong công việc. Chúng ta đang từng bước nội địa hoá các sản phẩm nhằm tăng tính năng cạnh tranh và vấn đề chủ yếu vẫn là từng bước cụ thể chủ động được trong ngành Công nghiệp đóng tàu. Các bạn có thể đọc tiếp tại địa chỉ sau: http://www.vimaru.edu.vn/dhhh/index....nt/view/156/1/ Theo hiểu biết của tôi thì có lẽ đây là một trong những đề tài nghiên cứu đầu tiên (hiếm hoi) ở Việt Nam về việc chế tạo hệ thống điều khiển tự động cho tàu thủy. Ngành đóng tàu biển trên thế giới có xu thế chuyển từ các nước phát triển sang các nước kém phát triển hơn, các nước phát triển dường như đang "nhường" những ngành công nghiệp nặng như đóng tàu cơ khí, kim loại... cho các nước đang phát triển có nguồn nhân lực lao động rẻ và họ đang bước vào kỷ nguyên của công nghệ cao (với những thiết bị sử dụng trí năng nhân tạo) và nền kinh tế tri thức. Nền công nghiệp đóng tàu có từ xa xưa, và phát triển mạnh trong khoảng thế kỷ 16-19 ở Châu Âu (Anh, Hà Lan...), Mỹ, Nga và sau đó là Nhật Bản, rồi chuyển qua Hàn Quốc. Trong giai đoạn hiện nay, ngành công nghiệp đóng tàu này đang chuyển từ Nhật và Hàn sang Trung Quốc và Việt Nam. Trong mấy năm qua Việt Nam (VINASHIN) đã ký hợp đồng đóng nhiều tàu lớn cho một số nước. Tôi nghĩ rằng trong những thập niên tới Việt Nam sẽ có cơ hội trở thành một trong vài nước có thể đóng tàu cỡ lớn. Thiết bị cho tàu thủy hiện nay đa phần nhập từ nước ngoài (vì đảm bảo tiêu chuẩn theo đăng kiểm nước ngoài), trong tương lai tôi nghĩ sẽ có thể chế tạo được những thiết bị tàu thủy ở trong nước như La bàn từ, la bàn điện, GPS/GNSS receivers, máy lái tự động, hệ thống định vị động v.v... Nhu cầu trong nước sử dụng những thiết bị hiện đại hơn cho ngành đánh cá, hàng hải cũng phát triển, do vậy mà nếu chúng ta có thể tìm cách chế tạo được những thiết bị điều khiển dùng cho ngành hàng hải dựa trên việc thiết kế chế tạo vi điều khiển sẽ tạo cơ hội thành công. Để thiết kế được những thiết bị điều khiển cho tàu thủy nói riêng và các thiết bị điện điện tử hàng hải nói chung, chúng ta cần có kiến thức về điện điện tử và tàu thủy. Ngoài ngành đóng tàu, tôi nghĩ ngành dầu khí cũng sẽ phát triển và sẽ có nhu cầu sử dụng thiết bị (nếu sản xuất có giá rẻ) mà có độ chính xác và độ tin cậy cao. Tôi nghĩ với khả năng hoạt động của các thành viên trên mạng PIC này chúng ta sẽ có thể hợp tác làm được thiết bị gì đó cho ngành đóng tàu, hàng hải và công nghệ hải dương (thiết bị cho dàn khoan, các công trình nổi trên biển). Cho nên tôi xin mở đầu trao đổi về ngành này. Để có thể triển khai thiết kế những thiết bị trong lĩnh vực này đòi hỏi người thiết kế phải am hiểu kiến thức về nhiều lĩnh vực khác nhau. Những kiến thức cần thiết cho lĩnh vực này là có thể là: 1. Toán ứng dụng, vật lý, hóa học (kiến thức chung) 2. Điện điện tử, đặc biệt công nghệ chế tạo chip, vi điều khiển... 3. Công nghệ thông tin, máy tính và lập trình 4. Điều khiển tự động 5. Các kiến thức về thiết bị hàng hải như: tàu thủy, la bàn từ, la bàn con quay, hệ thống định vị toàn cầu (GPS/GNSS), hệ thống dẫn dắt quán tính (inertial navigation system), đo lường và cảm biến (các thiết bị siêu âm để đo độ sâu, đo tốc độ...). 6. Những kiến thức về những lĩnh vực liên quan khác ví dụ như robotics (dùng cho việc chế tạo thiết bị ngầm). Nếu ai quan tâm xin tiếp tục trao đổi ý tưởng ở đây, hoặc trao đổi trên mạng www.dieukhien.net. Rất mong các bạn có nhiều ý tưởng và trao đổi thú vị. Hải Âu thay đổi nội dung bởi: HaiAu2005, 12-06-2006 lúc 10:37 PM. |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người gửi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới |
Giới thiệu các tài liệu về Điều Khiển | hio2 | Điều khiển | 12 | 15-01-2014 09:04 PM |