|
Tài trợ cho PIC Vietnam |
Trao đổi ngoài luồng Các loại vi điều khiển khác, tản mạn của các anh chàng và cô nàng kỹ thuật ... |
|
Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
09-11-2006, 06:16 PM | #1 |
Nhập môn đệ tử
Tham gia ngày: Nov 2006
Bài gửi: 5
: |
Vài định hướng phát triển cho cộng đồng điện tử Việt Nam
Nói theo chữ thì cộng đồng điện tử Việt Nam hiện nay là "ngọa hổ tàng long", có rất nhiều cao thủ có trình độ ngang tầm với thế giới, từ thiết kế mạch cho đến thiết kế chip, wafer, ... Tuy nhiên, để nâng tầm của tổng thể ngành điện tử Việt Nam thì còn nhiều điều đáng nói. Không biết đến khi nào thì sản phẩm 100% do ngành điện tử Việt Nam làm ra được thế giới biết tới!
Còn nhớ khoảng 15 năm về trước, khi làn sóng hàng điện tử Trung Quốc giá rẻ như radio, cassete, máy chơi game cầm tay (xếp gạch, bắn máy bay, ...) tràn vào Việt Nam thì nhiều người trong cộng đồng điện tử chúng ta đã vội cho rằng Trung Quốc chẳng có gì hay cả, sử dụng mạch đã được thiết kế từ những năm 1960. Nhưng bây giờ thì ai cũng biết là hàng Trung Quốc tràn ngập khắp thế giới, từ những món đồ chơi rẻ tiền cho đến hàng thuộc loại hitech khiến cho những đại gia như Mỹ, Châu Âu phải e ngại. Tôi đã nhiều lần đến Trung Quốc nên cũng được dịp chứng kiến tận mắt ngành điện tử của họ. Tôi cho rằng cái mà họ được nhất là dám làm. Bắt đầu với những mạch từ năm 1960 thì họ đã mày mò, nâng cấp, cải tiến cho đến khi đạt đượt trình độ như bây giờ. Do vậy, những định hướng tôi nêu ra dưới đây cũng là rút kết từ Trung Quốc, hy vọng anh em chia sẽ để cùng nâng cao vị thế của Việt Nam chúng ta! 1. Tinh thần dân tộc Không chỉ riêng điện tử Việt Nam mà bất cứ ngành nào cũng vậy, muốn nâng cao thì phải có tinh thần dân tộc. Bao gồm ý thức dân tộc - học hỏi những cái hay của thế giới để áp dụng vào sản phẩm riêng của chúng ta, tính đoàn kết - hợp tác cùng với nhau để tạo ra những sản phẩm tinh vi, phức tạp. Thuở ban đầu, Trung Quốc chỉ là nơi gia công, lắp ráp cho các đại gia điện tử với lợi thế giá nhân công rẻ. Trong quá trình đó, họ âm thầm học hỏi và dần dần biến kiến thức của người ta thành kiến thức của mình. Họ lập công ty riêng, mạnh dạn đầu tư làm ra sản phẩm và chuyển mô hình từ gia công - lắp ráp sang nghiên cứu - phát triển (R&D). Đài Loan cũng được xem như là 1 phần Trung Quốc, gần như đứng hàng số 1 về chế tạo chip trên thế giới. Nhân viên làm trong các công ty nước ngoài tại đây đã ra làm riêng, nổi lên nhiều công ty Đài Loan như VIA, TSMC ... Có những lúc họ cũng chơi tồi như ăn cắp thiết kế của các công ty Mỹ (vụ ESS kiện MediaTek đã ăn cắp bản thiết kế chip) nhưng sau khi dàn xếp thì họ đã có được công nghệ trong tay. Thử hỏi chúng ta có làm được điều đó không? Bao nhiêu người trong chúng ta làm cho Sony, JVC, Toshiba, Samsung ... tại Việt Nam đã tích lũy kiến thức (thiết kế, công nghệ, cách quản lý) để ra làm riêng? Chưa kể những công ty điện tử Việt Nam thì chỉ nhập về các sản phẩm của Trung Quốc rồi lắp ráp là chính! 2. Sự đa dạng về hàng hóa Ở Trung Quốc, lắp ráp bất cứ thứ gì đều dễ dàng vì tất cả đều có. Không như anh em chúng ta muốn nghiên cứu cái gì đó mới thì không có. Hoặc là phải xin sample, hoặc là nhờ ai đó ở nước ngoài mua. Vậy ai có thể làm cầu nối đem các IC này đến với Việt Nam. Ý tôi nói là thành lập các công ty bán IC, nhất là vi điều khiển, vi xử lý, ... Giả sử lắp ráp ampli, tôi ra chợ Trung Quốc và mua vỏ ampli, biến thế xuyến, transistor công suất hoặc đèn, tản nhiệt (với mọi hình dáng). Họ chia ra làm và sản xuất mọi thứ, mọi chủng loại. Trong khi đó, có phải anh em ta trong diễn đàn tối ngày tập trung vào vi điều khiển 8051, PIC, AVR để rồi loanh quanh chổ đó. Lâu lâu lại có những câu hỏi lặp lại như cũ, lại xuất hiện những mạch nạp rẻ tiền. Vấn đề là chúng ta sử dụng chúng để làm ra sản phẩm gì độc đáo. Tôi nghĩ chúng ta hãy chia ra và mạnh dạn sản xuất, từ những cái đơn giản như tản nhiệt cho đến đi sâu vào hitech như TV LCD, plasma, ... 3. Dám nghĩ dám làm Không có cái gì là khó cả! và cũng không có cái gì là không khả dĩ! Chúng ta thường hay sợ cái chúng ta làm ra không ai mua, hoặc cái chúng ta làm ra bị người ta chê là đồ trẻ con. Nhưng nếu chúng ta không làm thì chúng ta không thể biết điều gì cả! Cái đó chưa làm ra thì sao biết người ta có mua hay không? Không làm từ những cái dễ, đơn giản thì làm sao làm những cái cao cấp? Nhiều khi những than phiền, gợi ý của khách hàng làm chúng ta sửa đổi, cải tiến và từ từ tiến đến hoàn thiện, tạo ra nhiều sản phẩm khác hay hơn. Hy vọng được anh em chia sẽ, góp ý và cùng thực hiện. Hãy cùng bắt tay để làm cho điện tử Việt Nam nâng cao! thay đổi nội dung bởi: gadaubac, 10-11-2006 lúc 11:50 AM. |
|
|
Similar Threads | ||||
Ðề tài | Người gửi | Chuyên mục | Trả lời | Bài mới |
PIC16F88x-sự phát triển tiếp theo của PIC16F87xA | namqn | Cơ bản về vi điều khiển và PIC | 12 | 15-05-2011 10:02 AM |
Khám phá LabVIEW, Hệ thống phát triển chuyên nghiệp! | ngohaibac | Matlab-Simulink & Labview & 20-Sim | 29 | 10-02-2011 08:02 PM |
Triển lãm công nghệ SMT ở Hồ Chí Minh | pphuong | Công nghệ robot | 0 | 22-12-2006 01:08 PM |
Vài định hướng phát triển cho cộng đồng điện tử Việt Nam | gadaubac | Đóng góp ý kiến | 3 | 15-11-2006 11:46 AM |