![]() |
|
Tài trợ cho PIC Vietnam |
Giao tiếp USB, CAN, I2C, SPI, USART... Những giao tiếp được tích hợp trên PIC |
![]() |
|
Ðiều Chỉnh | Xếp Bài |
|
![]() |
#1 |
Đệ tử 9 túi
Tham gia ngày: May 2006
Bài gửi: 150
: |
Để các bác hình dung việc nghiên cứu tôi đang trao đổi trong chủ đề này và trong chủ đề USB về việc xin học bổng qua chỗ tôi làm nghiên cứu. Tôi sẽ kiếm một cái PC dùng Linux, và thực hiện một dự án nghiên cứu phát triển giao tiếp dữ liệu cùng với hệ điều khiển dùng mã nguồn mở cho cái chân vịt biến bước sau:
http://vinavigation.net/images/propellers/propeller.PNG Ai quan tâm có thể thử cơ hội xin học bổng qua đây làm cái này -> xong khâu dữ liệu & điều khiển, tiếp đến thử nghiệm ở bể thử -> và sau đó giai đoạn sau là làm phương tiện ngầm và lắp cái chân vịt này vào, tiếp tục thử nghiệm. Ứng dụng có thể phát triển giải pháp cho điều khiển tầu & phương tiện ngầm. Thêm giải pháp dùng CAN Bus nữa: Hiện tại Lab có 2 kits phát triển PIC (EasyPIC5) và CANbus modules của hãng MikroEletronika cùng đầy đủ software (lại còn có thêm cả 1 cái kit phát triển PIC & 1 cái phát tiển AVR của Thiên Minh tôi mua năm ngoái để dùng thử nữa, chưa dùng được và đang cần phải xử lý thêm vì trục trặc phần mềm USB driver - không nạp được do files bị hỏng hoặc vì lý do gì đó chưa tìm được nguyên nhân) & có thêm cả một CANBus module của National Instruments cho phép chạy bằng LabVIEW. Nếu theo hướng dùng PIC hoặc AVR (phát triển cả phần cứng và phần mềm) thì tôi nghĩ không khó lắm vì giá thành mua những thứ này ở mức "chịu được". Phần giao tiếp dữ liệu thì có thể giải quyết được, nhưng phần sensors thì hơi khó, có thể cần một số sensors (không làm được) "chịu không nổi" thì phải tìm cách nào đó. Hải Âu thay đổi nội dung bởi: HaiAu2005, 03-09-2009 lúc 01:13 AM. |
![]() |
![]() |
![]() |
#2 |
PIC Bang chủ
Tham gia ngày: Jul 2007
Bài gửi: 43
: |
Trong số phần mềm mà Mecha và anh HÂ liệt kê có lẫn một số phần mềm thương mại mã đóng. Mặc dù chúng rất tốt, bqviet vẫn tránh xa tối đa có thể trừ phi nó là bắt buộc để dự án thành công. Quan điểm về phần mềm tự do thể hiện rõ trong Tuyên ngôn về phần mềm tự do của Richard Stallman. Mỗi người có quan điểm riêng, tuy nhiên bqviet "cuồng tín" về khía cạnh này.
Matlab và Labview là những công cụ tốt, nhưng Scilab cũng tốt không kém và chạy đa nền tảng. Tính năng của nó có thể được mở rộng qua các toolbox và những toolbox phát triển sẵn bởi cộng đồng tới nay có thể nói là khổng lồ. http://www.scilab.org/contrib/index_...php&order=date Thêm nữa, Scilab được khá nhiều "ông lớn" đứng đằng sau, ví dụ EADS - tập đoàn hàng không và quốc phòng châu Âu, Renault, Peugeot, INRIA ... Hẳn các hãng / trường trên không thừa tài nguyên tới mức vứt vào một dự án vô bổ. Xem danh mục anh HÂ liệt kê, có thể liên tưởng tới việc anh muốn thiết kế một cái kiểu như Sang O (tàu ngầm Bắc Hàn) cho VN, và biết đâu sau vài thế hệ thiết kế nữa, có thể nghĩ tới lớp Kilo, ![]() Đối với phương tiện ngầm, phần truyền tin gặp nhiều khó khăn hơn so với phương tiện nổi. Trên thực tế người ta sử dụng sóng điện từ tần số rất thấp (tức bước sóng cực dài), bqviet có thử nghiệm với sóng 125 kHz, vấn đề bảo mật và độ tin cậy có thể chấp nhận được tuy nhiên khoảng cách truyền cũng như kích thước an-ten vẫn còn là vấn đề chưa giải quyết được trọn vẹn. Truyền tin có dây thì chuẩn CAN thiết nghĩ là ứng viên sáng giá nhất, sau đó là Modbus. Sau khi thiết kế các mô-đun vào/ra tín hiệu, chỉ cần thiết kế thêm 1 card gắn máy tính và có driver cho Scilab/Scicos thì việc nghiên cứu và mô phỏng sẽ bớt đi được rất nhiều công sức. Hiện tại Scilab/Scicos có 2 chế độ dịch ra mã C: dịch trực tiếp trong Scilab/Scicos ra ANSI C thông thường hoặc thông qua RTAI-lab để dịch ra mã C riêng để chạy trên RTAI. |
![]() |
![]() |
![]() |
Ðiều Chỉnh | |
Xếp Bài | |
|
|