Trích:
Mấy bác cứ dịch sách thoải mái đi, nếu nhở ai có kiện chúng ta vi phạm bản quyền thì em sẽ trả tiền bản quyền cho, nhà em giàu lắm
|
hehe, khoái nhất câu này. Có tiền rồi làm cái gì cũng được.
Thực ra sự hạn chế tài liệu tiếng Việt một phần cũng do phong cách làm việc của mỗi người. Thực ra số lượng người tiếp xúc với tài liệu tiếng Anh không thể nói là ít. Nhưng tiếp xúc, đọc tài liệu xong, thì không viết hay dịch lại, mà chỉ hiểu rồi làm tiếp thôi. Quá trình tiếp xúc có thể là do yêu cầu của một project, hay chỉ đơn thuần là đọc và tìm hiểu, ... Và nếu như, trong quá trình tìm hiểu hay thực hiện project, người thực hiện thêm vào thao tác viết lại, dịch lại, ... sau đó open cho cộng đồng, thì không những số lượng tài liệu phong phú hơn, yêu cầu về nội dung và dịch thuật được đảm bảo hơn, số project và ứng dụng thực tế nhiều hơn, mà còn tạo điều kiện thuận lợi hơn rất nhiều cho những người đi sau khi tiếp xúc với các vấn đề đó.
Làm như vậy, nhiều khi mình còn né được vấn đề về bản quyền của bản dịch, vì nó là một phần kiến thức của người thực hiện được viết lại hay dịch lại.
Viết lại hay dịch lại một kiến thức nào đó cũng có cái hay của nó. Người thực hiện công việc đó cũng không nhất thiết là một "cao thủ", cũng có thể là một sinh viên đang cố gắng tìm hiểu một vấn đề, một giải pháp. Nhưng hình như, đa số mọi người vẫn còn ngại ngồi gõ bàn phím, vẫn thích cầm cây viết hơn gõ vào bàn phím, vẫn thích xài viết và thước kẻ để vẽ một cái bảng hơn là insert một cái table trong word, và phải chăng, sự hạn chế kĩ năng gõ bàn phím cũng là một phần nguyên nhân của sự hạn chế tài liệu tiếng Việt?
Cái này chắc là do suy diễn lung tung.

. Nhưng thiết nghĩ cũng có cái lí của nó.