PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Microchip PIC > dsPIC - Bộ điều khiển tín hiệu số 16-bit

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

dsPIC - Bộ điều khiển tín hiệu số 16-bit Theo dự kiến của Microchip, vào khoảng năm 2011 dsPIC sẽ có doanh số lớn hơn PIC

Ðề tài đã khoá
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 30-06-2007, 01:46 AM   #1
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Mới bắt đầu làm việc với dsPIC (Cập nhật 30/06/2007)

1) Các mạch nạp cho dsPIC

a) Các mạch nạp, mạch debug và mạch emulate của Microchip:
Mạch nạp ICD2 (USB, RS232): http://www.microchip.com/stellent/id...&part=DV164005
Tính năng: Nạp và debug cho hầu hết các loại PIC và dsPIC của Microchip. Được upgrade cùng với MPLAB IDE. Mạch này có một phiên bản khác (USB) opensource nhưng hiện tại chưa hoàn thiện lắm. Còn phiên bản opensource dùng cổng COM thì hiện tại đã khá ổn định. Xem giối thiệu ở phần bên dưới.
Giá bán tại Việt Nam: 190$
Chú ý: Khi mua mạch này cần mua kèm theo các phụ kiện các adapter đi kèm vì các đầu nối của nó khá đặc biệt.

Mạch MPLAB REAL ICE (USB): http://www.microchip.com/stellent/id...cName=en028120
Tính năng: Mạch chạy mô phỏng trực tiếp trên mạch cho các dòng PIC, dsPIC. Hoàn toàn tương thích với MPLAB ICD2. Được upgrade cùng với MPLAB IDE.
Giá bán tại Việt Nam: 500$
Chú ý: Khi mua mạch này cần mua kèm theo các phụ kiện các adapter đi kèm vì các đầu nối của nó khá đặc biệt.
http://www.microchipdirect.com/Produ...words=AC244002

ICE2000 - MPLAB-ICE EMULATOR POD SERIES 2000 (USB): http://www.microchip.com/stellent/id...cName=en010017
Tính năng: Đồng chí này tạm thời chưa khuyên dùng, vì giá mắc mà lại có một số chip chưa support hết.
Giá bán tại Việt Nam: 1000$
Chú ý: Phòng thí nghiệm nào ít tiền thì mua REAL ICE, chả cần mua cái này. Phòng thí nghiệm nào nhiều tiền thì mua ICE4000, chả cần mua cái này. Tóm lại, cái này F liệt vào hàng cho lên dĩa.

ICE4000 - MPLAB-ICE EMULATOR POD SERIES 4000 (USB): http://www.microchip.com/stellent/id...2&part=ICE4000
Tính năng: Là bản nâng cấp của ICE2000. Chưa xài thử nên chưa biết chú này thế nào, nhưng nó đi kèm một bộ công cụ để học tập và nghiên cứu khá hay ho. Phù hợp cho những phòng thí nghiệm nghiên cứu san phẩm Microchip.
Giá bán tại Việt Nam: 2560$
Chú ý: Nhớ mua bộ đồ học tập đi kèm nếu không thì không hiểu là học hành nghiên cứu kiểu gì luôn.
http://www.microchipdirect.com/Produ...ywords=ICE4000

MPLAB PM3 Universal Device Programmer (USB): http://www.microchip.com/stellent/id...&part=DV007004
Tính năng: Đồng chí này là dạng trùm xiềng, đây là đồng chí thuộc dạng cực đắt tiền, nạp hết tất cả các loại PIC, dsPIC, thậm chí còn có thể nạp cho SD/MMC card. Đồng chí này dành cho nhưng nhà phát triển chuyên nghiệp.
Giá bán tại Việt Nam: 895$
Chú ý: Đồng chí này vì hàng đặc biệt, nên ghi giá rất đểu ở chỗ hắn bán bộ nguồn riêng (giá 50$)
http://www.microchipdirect.com/Produ...words=DV007004

b) Các mạch nạp, mạch debug opensource, hoặc đã được bẻ khóa:
Lưu ý rằng các sản phẩm F giới thiệu ở đây là những sản phẩm do đội ngũ PICVietnam sử dụng, phát triển từ opensource, hoặc làm lại, có sản xuất hoặc không sản xuất hàng loạt. Do vậy nó chỉ có tính chất tham khảo. Những sản phẩm này đã được test bởi ban điều hành PICVietnam, nên về tính chất có thể được nói là mức độ khuyên dùng cao.

Ở đây các tên PIC1, PIC2, PIC3 là các tên do F đặt từ thời kỳ đầu tiên phát triển các bộ công cụ PIC. Tên đúng của nó là Falleaf PICx. Bởi vì thời kỳ đầu tiên khi phát triển và phổ biến PIC, hầu như là hoạt động trên diễn đàn. Thấy các mạch này có lợi ích ứng dụng, và dạng open cho sinh viên, cho nên F lấy cái uy tín của mình lúc đó, để cổ vũ cho việc dùng các mạch này, vừa rẻ tiền, vừa hiệu quả. Cho tới nay nó vẫn đảm bảo những hiệu quả của nó như cộng đồng mong đợi. Vậy nên, F vẫn giữ cái tên này, vì nó thành thói quen của cộng đồng, và nó cũng thành nói quen của F cũng như cá sinh viên F hướng dẫn. Gọi các tên khác nó không phân biệt được với việc phát triển chuẩn ICSP-BLD của picvietnam.

Mạch nạp PIC3 (USB):
Tính năng: Là mạch nạp được phát triển từ GTP_USB, mạch nạp opensource. Hiện nay chỉ dùng cho một số chip giới hạn mà phiên bản WinPIC800 version 3.56g hỗ trợ. Còn chưa hỗ trợ các phiên bản cao hơn.
Giá tham khảo: 300.000 VND

Mạch nạp PIC1 (COM):
Tính năng: Đây là mạch sửa lại một tí cho rẻ tiền hơn bằng cách thay hai con transistors từ mạch PG2C của Olimex. Mạch này khá đơn giản và dễ làm, đã cung cấp phiên bản PCB ở luồng phía trên, cũng như mạch nguyên lý.
Giá tham khảo: 50.000 VND

Mạch nạp PIC2 (LPT):
Tính năng: Chính là đồng chí PG3B, cũng modify một tí với mấy con transistor linh tinh, và vẽ lại mạch in. Mạch này phải dùng nguồn ngoài và cắm cổng LPT. Tuy vậy, trong một số trường hợp mạch PIC1 không dùng được do điện áp của cổng COM thấp.

2) Các chương trình nạp cho dsPIC

WinPIC800:
WinPICPgm:
MPLAB IDE:



3) Các chương trình dịch cho dsPIC

a) Các phần mềm có bản quyền:

b) MPLAB ASM30:
Đã được tích hợp sẵn trong MPLAB IDE
http://www.microchip.com/stellent/id...&part=SW007002



4) Các tài liệu hướng dẫn tiếng Việt cho dsPIC

Các bạn lưu ý một điều rằng, các bài viết của anh Nam viết rất kỹ và cẩn thận. Cho nên các bạn cần phải đọc một cách thật cẩn thận, và theo dõi các luồng tiếp theo trong bài viết, chứ không nên vội vàng cứ download là download. Cố gắng hiểu xem những bài viết đã trao đổi những gì, và mình cần thông tin gì từ đó.

Bài 1 (namqn): http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=333
Đây là tutorial đầu tiên về lập trình hợp ngữ cho dsPIC. Các bạn sẽ tìm hiểu cách tạo project, thiết lập các thông tin cần thiết, và biên dịch một project cho dsPIC. Tôi chọn dsPIC4012 làm target, dung lượng flash đủ lớn, số chân tương đối (28), có thể điều khiển động cơ, và có bán tại Việt nam.

Bài 2 (namqn): http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=410
Tutorial 2 cho dsPIC, viết trong ASM30. Bà con đừng nôn nóng nhé, sẽ có các tutorial viết bằng C30. Những vấn đề cơ bản về dsPIC nên được viết bằng ASM30, để hiểu rõ hơn cấu trúc của chip.
Tutorial này chỉ có các ví dụ về LED, nhưng có nhiều kỹ thuật cơ bản và khá nhiều lệnh cơ bản được đề cập, do đó các bạn đừng bỏ qua nó. Tôi sẽ dựa vào những kỹ thuật và lệnh cơ bản này để viết tiếp các tutorial khác.

Bài 3 (namqn): http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=553
Trong tutorial 3 cho dsPIC, thông qua một ví dụ về đọc trạng thái các công tắc nối vào dsPIC và hiển thị trạng thái trên LCD, tôi minh hoạ cách đọc ngõ vào số của dsPIC, và cách giao tiếp dsPIC với LCD. Tôi cũng đã giới thiệu cách viết macro và cách định thời bằng ngắt với thời gian xử lý ngắt tối thiểu.

Bài 4 (namqn): http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=623
Tutorial 4 cho dsPIC, viết bằng ASM30 lẫn C30, giới thiệu các module UART và I2C (chế độ master). Các ví dụ về module UART thực hiện giao tiếp với máy tính. Các ví dụ về module I2C thực hiện giao tiếp với vi mạch thời gian thực DS1307.

Bài 5 (namqn): http://www.picvietnam.com/forum//showthread.php?t=650
Đây là tutorial 5 cho dsPIC, giới thiệu các module ADC và MCPWM. Mã nguồn được viết trong ASM30 (tập tin "Vidu5.zip") và C30 (tập tin "Vidu5C30.zip"). Các tập tin .hex đã được đính kèm.
Một ví dụ đọc ngõ vào ADC và điều chỉnh độ rộng xung một cách tương ứng, ví dụ còn lại đọc ngõ vào analog và gửi các ký tự biểu diễn giá trị đọc được(hexadecimal) ra cổng RS-232.


5) Thư viện dsPIC

6) Các luồng thảo luận về dsPIC đáng chú ý


Bài viết này sẽ được sửa chữa và cập nhật thường xuyên

thay đổi nội dung bởi: falleaf, 13-07-2007 lúc 06:04 PM.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn  
Ðề tài đã khoá


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:00 AM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam