PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Các Đề Tài > Luận văn tốt nghiệp

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Luận văn tốt nghiệp Nếu bạn thắc mắc vì sao chúng tôi muốn phổ biến các luận văn tốt nghiệp? Xin xem tại đây

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 04-03-2007, 05:04 PM   #1
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Vì sao nên thảo luận về luận văn tốt nghiệp online?

Hôm nay F ngồi viết bài này để khởi động cho việc trao đổi các luận văn tốt nghiệp. Vấn đề F muốn trao đổi hôm nay, đó là tại sao nên đưa luận văn tốt nghiệp lên mạng để thảo luận? Và tất nhiên, F đang nói tới luận văn tốt nghiệp đại học.

Luận văn tốt nghiệp, thực chất là một đề tài khoa học. Do vậy, về cơ bản, có thể hình dung một đề tài khoa học là trả lời cho các câu hỏi sau:
  1. Vấn đề chúng ta cần giải quyết là gì? (objectives, problems)
  2. Đã có những người nào giải quyết vấn đề đó, và họ giải quyết như thế nào? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ, đối với vấn đề mà chúng ta đặt ra? (previous works)
  3. Chúng ta vận dụng những kiến thức đã có, kiến thức thu thập thêm trong quá trình làm đề tài, và một chút lý luận sáng tạo, sau đó đề xuất ra cách giải quyết của chúng ta (propose)
  4. Giải quyết vấn đề và đưa ra kết quả để chứng minh rằng cách giải quyết của mình đảm bảo yêu cầu đã đặt ra, hoặc nếu một đề tài tốt, có thể chỉ ra được cái mình làm có gì mới hơn, tốt hơn so với những đề tài mà người khác đã giải quyết (results)
  5. Những vấn đề mình chưa giải quyết được, những vấn đề mình có thể phát triển lên (conclusion)

Nhìn chung, một đề tài được thực hiện là như vậy, và nếu các bạn làm được như vậy, các bạn có thể viết một bài báo khoa học tham dự các hội nghị khoa học toàn quốc hoặc quốc tế, hoặc dự thi các cuộc khi nghiên cứu khoa học...

Tuy vậy, vấn đề là các bạn sinh viên thường không chú ý đến cái sườn làm việc khoa học này, mà thường lao ngay vào việc, tôi cần giải quyết bài toán đặt ra, cho nên tôi cứ làm, làm, miễn sao ra được kết quả là tốt rồi...

Đây chính là điều sai lầm rất nghiêm trọng, và đôi khi dẫn tới rất nhiều suy nghĩ sai lầm cho sinh viên.

Ba F đã từng nói khi F làm đề tài tốt nghiệp như sau:"Cái con làm có gì mới so với cái người ta làm? Con đừng quá chủ quan nghĩ rằng con làm cái người ta chưa làm. Người ta chưa làm có thể vì người ta thấy không cần thiết phải làm, chứ không phải người ta không thể làm. Điều này là hai chuyện khác nhau. Các thầy cô hoàn toàn không thiếu tiền để làm đề tài" (chú thích: vì lúc này F làm đề tài, F rất hí hửng khoe về các bài báo, vấn đề mình đặt ra và giải quyết, gần như F tự nghiên cứu, tự đặt ra bài toán, tự tìm references, tự giải quyết tất cả các vấn đề về robot di động 2D...; chú thích thêm ba F lại là chef khoa Toán DHSP HCM, mẹ F sáng lập trung tâm tin học DHSP HCM nhưng cả hai bây giờ đã bỏ nghề, cho nên đối với F đây cũng như là lời các thầy cô vậy).

Quay lại câu chuyện của chúng ta, F ít ra có cái may mắn là vậy, cho nên việc định hướng và hướng dẫn nghiên cứu, F được hướng dẫn cả ở nhà, và ở trường, vì F cũng tham gia các hoạt động Đoàn và lại là khóa đầu của PFIEV, cho nên các thầy cô cũng quan tâm trao đổi rất nhiều.

Nhưng các đề tài khoa học, thực chất như thế nào? Rất nhiều giảng viên trẻ nhận các đề tài ở ngoài, hoặc bộ môn có các đề tài đặt hàng, các thầy cô giao các đề tài đó cho các bạn nghiên cứu. Việc nghiên cứu của các giảng viên trẻ là điều bắt buộc, và phần lớn các đề tài là xuất phát từ các yêu cầu nghiên cứu thô sơ này. Cho nên, mặt bằng chung của một đề tài tốt nghiệp đại học sẽ hoặc là làm tốt hơn một đề tài trước, hoặc là làm một phần trong dự án hiện có, hoặc là hiện thực một vấn đề mà các thầy cô muốn các bạn hiện thực với lý thuyết mà các thầy cô đưa ra. Điều này là đúng đối với yêu cầu tốt nghiệp đại học.

Tuy nhiên, đáng lẽ để làm được điều này, chúng ta cần có những cơ sở khoa học, và cần có những kho tư liệu tham khảo mạnh, và phải hoàn toàn không có những tiêu cực hiện vẫn còn tồn tại trong trường học. Như vậy, dù đi ngang xương, sinh viên vẫn phải hiểu được bài toán đặt ra là gì, những công nghệ nào để thực hiện việc đó, tại sao sinh viên chỉ đi nghiên cứu một nhánh nhỏ này, làm việc đó để làm gì?... Điều này trang bị cho sinh viên một cơ sở lý luận vững chắc cho đề tài của mình. Nhưng không, thực tế hơn 50% (con số này có thể lớn hơn) số đề tài được hướng dẫn bởi các giảng viên trẻ thiếu kinh nghiệm cả về giảng dạy và chuyên môn (đây là tình hình chung của Việt Nam).

Chính vì vậy, đa số sinh viên cho rằng bước 1, bước 2 là không quan trọng, và với việc thảo luận trên các diễn đàn, có thể khiến các bạn cho rằng "làm cho nó chạy đi rồi tính" là thực tế nghiên cứu khoa học ở Việt Nam. Rất nguy hiểm!

Càng làm theo cách này, người hướng dẫn sẽ càng ngày càng hiểu sai, càng muốn làm những cái to tát và chạy được đã. Nhưng cuối cùng, khi đưa vào ứng dụng, nhiều hệ thống đã không thể nào hoạt động được, nhiều vấn đề tưởng rằng giải quyết được nhưng không được gì. Thậm chí có một đề tài nghiên cứu cấp nhà nước của bạn mẹ F, cô ấy (PGS TS) làm xong rồi mới vỡ lẽ ra là quên phân tích bài toán kinh tế ngay từ ban đầu, và cho rằng "vật liệu" đó là thừa thải, dư thừa, nhưng thực tế khi tìm mua để sản xuất thì cái "dư thừa" đó là khó kiếm một lượng lớn. Cuối cùng đề tài đó chỉ còn có cách đi bán đề tài cho các đồng chí làm tiến sĩ. F không ngại đem cái xấu của người thân mình nói ra, bởi vì đó là thực tế và cái F muốn nói đó là cần phải nhìn lại tốc độ đi lên và mức độ đầu tư vào nghiên cứu khoa học ở Việt Nam, trên bình diện chung, một cách cẩn trọng.

Do vậy, F đề nghị một cách làm việc như sau khi các bạn nhận đề tài tốt nghiệp:

1) Hãy làm một bảng phân tích thời gian, ví dụ như sau:
- Các bạn có 6 tháng để làm đề tài, các bạn nào giỏi hay làm đề tài khoa học, muốn phát triển lên, các bạn có khoảng 1 năm. Nhưng nếu chỉ có 6 tháng, hãy dành ra 1 tháng để ít nhất tìm hiểu mình cần làm gì, và người ta đã làm được gì. Trong thời gian 5 tháng, các bạn không thể làm được quá nhiều thứ, các bạn chỉ đặt ra một hoặc hai vấn đề mà các bạn nhắm rằng có thể giải quyết, các vấn đề khác các bạn có thể thu nhặt ở đâu đó thì tùy theo kiểu "chạy được trước đã", nhưng phải nhắm vào một vấn đề nào đó cụ thể để giải quyết. Ít nhất trong vòng 1 tháng, các bạn phải hình dung được mình cần giải quyết gì.
- Trong quá trình đọc và hình dung định hướng giải quyết, những cái gì là cái nền, các bạn có thể tiến hành song song. Vd: với robotics, các bạn sẽ chắc chắn cần các phần cơ khí, cảm biến, các bạn không đi sâu về cơ khí, cảm biến, các bạn có thể vừa đọc báo vừa đi làm phần khung, phần cảm biến, phần điện tử...
- Các bạn sẽ có khoảng 3 tháng để giải quyết vấn đề mình đặt ra. Tất nhiên trong đó cũng bao gồm các vấn đề các bạn thu nhặt được, các bạn cũng giải quyết luôn, nhưng đừng tham lam quá và đừng đi chệch mục tiêu.
- Các bạn có 1 tháng để kết hợp vấn đề mình đặt ra và vấn đề mình thu gom lại được.
- Cuối cùng, các bạn có 1 tháng để chuẩn bị trình bày và hệ thống hóa mọi thứ.

2) Với quỹ thời gian như thế này, những phần nào các bạn có thể làm online nhỉ?
- Vấn đề định hướng trong 1 tháng đầu. Các bạn hoàn toàn có thể thảo luận trên diễn đàn, ở diễn đàn, có rất nhiều người có kinh nghiệm thực tế, sẽ có thể giúp các bạn định hình được: a) những việc các bạn cần làm; b) định hướng đề tài, kết hợp với những định hướng của giáo viên hướng dẫn của bạn đưa ra; c) tìm cho bạn các tài liệu tham khảo cần thiết; d) những thứ "làm chạy được là được rồi"...
- Trong 3 tháng tiếp theo, một mặt giải quyết vấn đề của mình, một mặt khác, tại sao không thả nổi những câu hỏi của mình trên diễn đàn, vạch ra một cái khung sườn mình cần làm như một hình thức để ghi nhớ, cuối cùng là những vấn đề không nằm trong phạm vi bạn quan tâm, nhưng bạn phải làm. Thường những vấn đề này không phải là vấn đề chính, do đó, có rất nhiều người có khả năng giúp đỡ bạn, kể cả các sinh viên như bạn hoặc nhỏ hơn bạn, nhưng họ làm việc trên lĩnh vực đó mà có thể bạn không rành bằng họ.
- Hai tháng cuối, đó là công việc của bạn, và bạn hãy cố làm tốt công việc của mình.
- Sau khi bảo vệ, nếu bạn thấy ok, hãy cung cấp luận văn của bạn cho diễn đàn, vì một điều rất đơn giản là luận văn của bạn không có gì bí mật cả, mọi sinh viên đều có thể tham khảo nó ở bộ môn, cho nên tại sao lại không thể cung cấp cho nhiều người hơn?

3) Những suy nghĩ sai lầm:
- Báo chí phản ánh việc copy tài liệu? Đó không phải là lỗi của sinh viên, đó là lỗi của giảng viên đưa ra đề tài. Anh đưa ra đề tài đã làm rồi, thì làm sao anh bắt người ta làm cái mới hơn được? Nếu không có tham khảo, tôi đố anh làm ra được cái gì.
- Giấu công nghệ và kỹ thuật. Một số bạn làm xong, giấu đi các vấn đề mình làm và không viết vào luận văn. Tốt, F cũng làm như vậy, rõ ràng bài toán crosstalk của siêu âm, F làm được và trình diễn đàng hoàng, nhưng đến giờ bộ môn CDT không làm lại được. Oki, vậy thì trong luận văn không còn gì để giấu cả, vậy có việc gì mà không cho người khác xem? Làm kỹ thuật, từ đại học tới trên đại học, sẽ có những điểm mà không một ai công bố cả. Vậy thì khi đã không công bố thì đừng viết vào luận văn, và đừng trình bày. Đó là cái của bạn làm, bạn có thể phát triển nó lên để thành sản phẩm sau này.
- Tưởng rằng người ta không biết và tự cô lập mình. Có rất nhiều cách trình bày vấn đề để tham khảo lẫn nhau, và không publish toàn bộ chi tiết. Cuối cùng những gì nên publish? Về mặt điện tử, gần như giờ chỉ cần mua linh kiện về ráp lại là xong. Còn về cơ khí, ngoại trừ nghiên cứu chuyên sâu, còn lại không có gì là không làm được. Về tin học, không thiếu chuyên gia lập trình nếu chỉ cần có bảng ràng buộc, và nếu không có tiền thì chẳng ai hơi đâu lao đầu vào coding. Như vậy, cái cơ bản nhất mà không ai làm được đó là một thuật toán nào đó, hoặc một lý thuyết nào đó. Vậy thì, nếu các bạn giữ lại lý thuyết, giữ lại thuật toán, thì mọi thứ đều là của bạn. Nhưng nếu các bạn giữ các thứ khác, thì các bạn đang "ôm rơm nặng bụng". Có lẽ kinh nghiệm sẽ giúp cho các bạn thấy điều này, nhưng F thì chẳng ngại gì để nói.


Điều cuối cùng, trong bài viết khá dài này, đó là các bạn hãy trao đổi thật nhiều nếu có thể. Một luận văn tốt nghiệp, sẽ làm cho bạn khác đi rất nhiều, một luận văn tốt nghiệp sẽ làm cho các bạn từ một đứa con ăn bám trở thành một trụ cột gia đình. Một luận văn tốt nghiệp có thể giúp bạn hiểu nhiều hơn về đề tài khoa học mà mình theo đuổi, và mở ra các cơ hội mới cho cuộc đời của bạn.

Vậy thì hãy làm điều đó tốt nhất, nếu bạn có thể.

F có một ghi chú như sau, có thể những điều F trình bày, nó không hoàn toàn đúng đối với những nhà nghiên cứu, nhưng đối với các bạn sinh viên, nó gần gũi hơn với cách nghĩ của các bạn, vì F đã tổng hợp những điều này trong suốt 2 năm theo dõi hoạt động diễn đàn, F hy vọng mình nói được những suy nghĩ của các bạn. Giúp cho các bạn thoải mái hơn trong suy nghĩ, và các bạn sẽ gặt hái được nhiều điều hơn cách mà trước nay các bạn vẫn đang làm.

Chúc vui

thay đổi nội dung bởi: falleaf, 24-01-2008 lúc 10:16 AM.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2007, 11:51 PM   #2
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Viết luận văn tốt nghiệp như thế nào?

Trong bài này, F trình bày 2 vấn đề chính, vấn đề thứ nhất là vấn đề kết cấu của luận văn tốt nghiệp, vấn đề thứ hai là vấn đề trình bày chi tiết trong luận văn tốt nghiệp.

1) Kết cấu của một luận văn tốt nghiệp:

a) Số trang cần thiết cho một luận văn tốt nghiệp:
F viết luận văn tốt nghiệp, ban đầu chỉ khoảng 50 trang, sau đó bị bắt em phải viết dài và viết chi tiết hơn, cuối cùng sau một đêm tái chế, cái luận văn của F thành 130 trang (có lẻ).

Vì sao phải viết dài? Vì thực tế các thầy cô hướng dẫn đa phần không quan tâm đến chúng ta làm cái gì, sau khi làm xong, các thầy cô bắt chúng ta phải viết toàn bộ nội dung đó vào trong luận văn, để làm tài liệu cho các sinh viên tham khảo sau này. Stupid!

Tại sao F lại nặng lời như vậy? Một thực tế, đó là các thầy cô đó không có trách nhiệm đối với việc theo dõi đề tài, cho nên họ bắt viết thật dài và thật chi tiết. Điều thứ hai, họ sợ đề tài sơ hở, cho nên họ thường bắt sinh viên viết cho dài, để người đọc cuốn luận văn cầm lên là thấy nản lòng rồi, khỏi đọc, xem trình bày rồi cho qua. Kết quả, nếu sinh viên làm đề tài tốt, nhưng trình bày không khéo, giỏi 10 điểm về chỗ quỳ gối.... Nói chung, rất nhiều cái bất cập trong cái việc làm luận văn tốt nghiệp. Hàng bao nhiêu giáo sư, tiến sĩ, đã tốt nghiệp ở nước ngoài rồi, nhưng không hiểu sao vẫn không sắp xếp một cái luật giới hạn về số trang trong luận văn, và chuẩn hóa luận văn. Hoặc thậm chí có luật rồi, nhưng mà chẳng mấy ai chịu áp dụng nó, hoặc thậm chí cố tình làm sai...

Có thể F là người ít chịu tìm hiểu kỹ càng các thông tin này, nhưng thực tế là không hề có một văn bản một tiêu chuẩn nào cho luận văn mà F được nhìn thấy mặt mũi nó. Có một quy định duy nhất là quy định luận văn thạc sĩ, tiến sĩ của bộ... dùng font chữ .Vntimes!!!! từ những năm 1990!!! << Quá stupid. Không hề có một sự cập nhật thay đổi nào, hoặc bất kỳ một sự phổ biến nào đến với sinh viên.

Đánh giá chung sau khi theo dõi một số luận văn đại học ở INPG và Ulsan, cộng với tham khảo một số luận văn các bạn sinh viên gửi cho F xem, một số luận văn của các bạn làm luận văn ở BK HN, BK HCM, một số đĩa CD luận văn VN,.. Theo F, một luận văn tốt cho sinh viên đại học, nên được viết trong tầm 50 - 80 trang.

Vì sao nên giới hạn số trang như vậy. Một khi sinh viên không có gì để viết, 80 trang là con số bao gồm 50% là chép sách. Vậy tội vạ gì phải làm khổ cả sinh viên, rồi lại lên án sinh viên là chép sách và chép lại luận văn?

Vì sao không nên giới hạn ngắn hơn? Bởi vì đơn giản, sinh viên đại học chưa có thói quen viết báo khoa học, những gì họ viết và trình bày còn khá thô sơ, họ chưa đánh giá được cái gì nên viết, cái gì không nên viết vì đã có rồi, hoặc cái gì là có mà thông dụng, cái gì là có mà không thông dụng... Có nhiều người viết luận văn thạc sĩ cũng còn muốn viết thật nhiều để đưa tất cả nội dung vào trong luận văn đó, viết càng nhiều càng tốt??!! Để làm gì vậy? Không hiểu. Nhưng viết ngắn mới là vấn đề khó khăn, viết dài như F thì tính trung bình mỗi năm F viết khoảng 2000 bài trên các diễn đàn, quá dễ.

Viết sao cho nó có chất, là một vấn đề khó. Vậy không nên giới hạn quá ngặt nghèo.

b) Làm sao giải quyết vấn đề cấu trúc?

Trong quá trình làm luận văn, nên có những báo cáo từng giai đoạn, các báo cáo đó có thể làm 1 tháng một lần. Như vậy, khi làm luận văn, sẽ có 6 báo cáo trước đó để tham khảo, và không cần viết quá dài dòng trong luận văn. Rất buồn cười là trong luận văn của F bị bắt đưa cái phần mạch nạp PIC vào trong luận văn . Bởi vì lúc đó bộ môn CDT chưa xài PIC, cho nên F phải có cái phần đó trong báo cáo!!?? Tại sao không phải là một báo cáo ngắn bên ngoài luận văn nhỉ, nếu như cần yêu cầu F?

Có một luận văn của trường KHTN mà F nhận được về PIC16F877, gần như chép và dịch datasheet của PIC ra và tốt nghiệp. Stupid!! Đây không phải là lỗi của sinh viên, mà là lỗi của giảng viên hướng dẫn, quá thiếu trách nhiệm với những đề tài như vậy.

Nói điều này để thấy rằng nội dung đề tài cũng ảnh hưởng tới cấu trúc đề tài một cách nghiêm trọng. Khi mà không có nội dung gì, thì không thể viết, khi có quá nhiều thứ linh tinh gom vào trong đề tài, thì luận văn trở thành cái thùng rác.

c) Không bao giờ quên cấu trúc căn bản mà thế giới đã làm cả nhiều chục năm nay:

Tôi định làm gì? Tại sao tôi phải làm? Anh đã làm cái gì? Tôi nghĩ rằng anh chưa tốt, hoặc chưa phù hợp với cái tôi muốn làm; cho nên tôi làm theo cách này, cách kia của tôi, hoặc anh làm quá tốt tôi muốn nghiên cứu lại và áp dụng vào cái thực tế của tôi; tôi đề nghị làm thế này! Tôi cần có một số kết quả và đạt mục đích tôi định làm! Tôi có thể làm gì hơn thế?

Rất nôm na và rất đơn giản.

Nếu một luận văn không chỉ ra được điều này, luận văn dù ở cấp bậc nào cũng vứt vào thùng rác là vừa.

Như câu chuyện F kể ở trên về cô bạn mẹ F. Đề tài cấp nhà nước đó, mặc dù về mặt công nghệ rất hay, nhưng tốn tiền nghiên cứu, không ứng dụng được, tốn thời gian, có thể những nghiên cứu cấp cao sẽ đẻ ra những cái về sau về lâu về dài, và từ một nghiên cứu có thể đẻ ra nhiều công nghệ từ nó; còn đối với một đề tài cấp đại học, thì rõ ràng thực sự là một sự vớ vẩn không cần thiết.

F nói điều này, sinh viên không dốt, trí thông minh con người đa phần đều sàng sàng nhau. Sinh viên quá lười thì không nói, nhưng sinh viên có khả năng học và làm việc thì sao? Có những trường hợp, sinh viên gặp những người thầy tốt, chỉ trong vòng 6 tháng, 1 năm ngắn ngủi, họ làm được những điều thực sự ngoài sức tưởng tượng của các bạn đồng học. Nó càng khẳng định rằng, trách nhiệm của các giảng viên ngày càng nặng nề hơn, và trách nhiệm hướng dẫn những điều này cho sinh viên là một điều tối cần thiết.

d) Đừng bao giờ cho rằng sinh viên dở hơn giảng viên

Có rất nhiều giảng viên sai lầm cho rằng sinh viên thằng nào cũng như thằng nào, con nào cũng như con nấy, tụi nó biết gì mà làm?

Xin thưa, thử nhìn vào giới CNTT, sinh viên giỏi hơn giảng viên là chuyện vô cùng bình thường và vô cùng dễ thấy.

Các bạn sinh viên cũng nhớ rằng, nếu các bạn nghiên cứu một vấn đề gì đó, các bạn phải là người giỏi nhất, am tường về vấn đề đó nhất, ít nhất là các bạn phải có sự tự tin đó. Các bạn phải biết nhiều hơn giáo viên hướng dẫn của bạn về vấn đề đó, vì có những cái mà giáo viên của bạn không thể biết được. Nếu bạn làm điều gì đó mà cả giáo viên của bạn cũng nắm hết đến chi tiết rồi, thì tốt hơn là để cho giáo viên của bạn làm luận văn đó cho bạn.

Nói như vậy là để khích lệ tinh thần các bạn, nhưng các bạn đừng lấy đó để làm cái kiêu ngạo. Giảng viên của các bạn, có thể không biết những cái rồng rắn bên trong mà các bạn làm, mà thậm chí các bạn làm những cái thần không biết, quỷ không hay, nhưng mà các bạn có thể phù phép cho nó một cách hoàn hảo. Oki. Nhưng giảng viên của các bạn biết một điều mà chắc chắn các bạn không thể biết, đó là định hướng.

Nhiệm vụ của giảng viên của các bạn là định hướng cho các bạn, vì vậy, điều mà giảng viên của các bạn chắc chắn giỏi hơn bạn, đó là định hướng cho một đề tài. Nếu như giáo viên của bạn thậm chí không biết định hướng, đó là lỗi của giảng viên, nhưng nếu như bạn kiêu ngạo cho rằng mình làm tất cả mọi thứ mà không ai biết, các bạn nhanh chóng trở thành stupid.

e) Trình bày một luận văn:

Từ những tinh thần đó, những suy nghĩ đó, luận văn, là trình bày những cái trên kia, nhưng luận văn là cái mà tự bạn viết ra. Trước tiên, nó là lý luận, sau đó nó là văn là chữ.

Cho nên, khi các bạn nhìn vòng quanh, và quan sát, hiểu được rằng mình nên làm gì, mình đã làm gì, mình muốn gì, giảng viên muốn gì... bạn sẽ có một cách viết thật tốt, cách hành văn hiệu quả cho luận văn của mình.

Cứng chắc với những gì mình làm, bảo vệ cái định hướng mà mình làm. Đó gọi là bảo vệ luận văn. Cho nên, cần trình bày rõ ràng, khúc chiết, có cơ sở lý luận bằng các tài liệu tham khảo, có một giọng văn cách phân tích khiến người đọc thu hút, một cấu trúc rõ ràng, bạn có rất nhiều cái lợi.

Tạm thời, F viết tới đây, và lưu ý, F viết với suy nghĩ của một sinh viên, không phải suy nghĩ của một người nghiên cứu. Có thể các giảng viên khi đọc bài viết này sẽ cảm thấy không hài lòng. F thành thật xin lỗi, nhưng để đạt cái mục đích cho sinh viên cảm thấy thoải mái và tự tin, cũng như biết mình cần phải làm gì, F đã viết như vậy. Xin thành thật xin lỗi, nếu như có bất kỳ sự đụng chạm nào tới các giảng viên, đặc biệt là các giảng viên trẻ của các trường đại học trong cả nước.

Chúc vui.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 04-03-2007, 11:56 PM   #3
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Giải trí một tí cho vấn đề luận văn:

http://falleaf.net/index.php?option=...d=62&Itemid=35

Cái blog của F để bài này, hai anh bạn này nói về đời làm luận văn tiến sĩ của mình. Tất nhiên họ đã tốt nghiệp và trở thành 2 tiến sĩ, nhưng bài hát để lại khá nhiều suy nghĩ cho F. Có thể nhiều người không cùng quan điểm này, nhưng thực sự nó rất thấm...
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-04-2007, 12:35 PM   #4
ivyneo
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Feb 2006
Bài gửi: 3
:
rất rất cám ơn F về bài viết đầy tâm huyết này! Bài viết đã khiến cho nhừng người đang làm, sắp làm luận văn tốt nghiệp nhận ra nhiều điều mà trc giờ chưa hề để ý. Cám ơn!
ivyneo vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-05-2007, 10:07 PM   #5
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
http://dientuvietnam.net/forums/show...5481#post45481

Hôm nay đọc bài viết ở đây, nghe chuyện QD lúc nào cũng chan chứa chứa chan một cái nỗi bức xúc nhất định nào đó.

Chính vì vậy, nhân cái chuyện nói về luận văn, hôm nay F viết một số vấn đề về việc, làm luận văn tốt nghiệp trong ngành điện tử. Đó là việc đặt mạch, mua mạch, hoặc thuê làm luận văn, hoặc thuê thiết kế, gia công một phần trong luận văn,... Có thể đây là một sự bức xúc, và khó nghĩ của nhiều sinh viên khi đối diện với một khối lượng lớn công việc, mà từ đó dường như sinh viên thường không phân biệt được đâu là phần việc mình phải làm, đâu là phần việc mà mình có thể thuê thiết kế, mua thiết kế,...

Trước khi bắt đầu bài viết này, F muốn nói một điều rằng, các bạn hãy tự tin, tự tin với chính bản thân mình. Đó là điều cốt yếu để bạn có thể ra một quyết định, giải quyết 3 mâu thuẫn: thời gian, tiền bạc, và nguồn kiến thức thu được.


1. Lý luận:

F thường bắt đầu một giải pháp bằng việc lý luận. Tại sao lại như vậy? Bởi vì nếu không trang bị được các tư liệu và giả thiết, thì không thể giải quyết một vấn đề. Lý luận, theo F đó là tư liệu và là giả thiết của các giải pháp.

Trước tiên, về mặt triết học thì người ta nói về vật chất, vật chất có hai mặt đối lập mâu thuẫn với nhau. Trong khi đó, vấn đề trên của chúng ta, có 3 "mặt đối lập": thời gian, tiền bạc, và kiến thức. Điều gì đang xảy ra ở đây?

Well, rõ ràng, giả thiết trang bị cho bài giải này đang còn bị thiếu. Vật chất chỉ có 2 mặt đối lập bản chất thôi, vậy thì bản chất của bài toán này là gì? Oki, dù thế nào đi nữa, thì cái việc học và thi, tốt nghiệp, hành nghề, và thành đạt, nó là cả một quá trình dài, và tới bây giờ F còn chưa hành nghề, thì không thể nói chuyện quá xa hơn nó.

Nhưng bài toán thì vẫn phải giải, có 3 "mặt đối lập", thì làm cách nào để đưa nó thành 2 "mặt đối lập"? Nhiều người cố tìm cách đơn giản hóa đi mọi thứ. Tốt, có người đứng trên quan điểm "thời gian - tiền bạc" để giải quyết vấn đề, họ đưa ra một quan điểm. Có người lại đặt quan điểm "tiền bạc - kiến thức" để lý giải cho những luận điểm của mình. Và hình như có rất ít người đặt mối quan hệ "thời gian - kiến thức" ra để giải quyết, vì dường như hai mặt này, nó tỉ lệ thuận, và không có giải pháp nào để giải quyết cho việc nghịch đảo nó, ngoại trừ Xôn gô ku, Tu xê đô, Harry Potter, Chúa tể của những chiếc nhẫn, X-men, hoặc Man in black,...


2. Giải pháp ở mức lý luận:

Dường như "nếu mọi người cùng chạy về một phía, chúng ta hãy chạy về phía ngược lại" (Falleaf). Nếu ai cũng muốn tìm cách giảm bớt một mặt đối lập, để đưa mối quan hệ của nó trở thành 2 mặt đối lập.

Tại sao không nhỉ? Hãy mở rộng nó lên thành 4 mặt đối lập.

Nghe có vẻ buồn cười, nhưng nếu đưa lên thành 4 mặt đối lập, thì có thể giải quyết hai cặp hai mặt với nhau. Điều này nghe có vẻ hợp lý. Vậy thử giải quyết xem nhé. hehe...


3. Giải pháp:

Vấn đề mà F bổ sung ở đây, đó là "Hiểu biết". Nghe dường như không mấy khả quan lắm, nhưng nó là một điểm mà F cho rằng rất nhiều người bỏ qua nó trong quan điểm cũng như trong lý luận của mình.
Kiến thức, và hiểu biết? Chúng có giống nhau không?

Hoàn toàn không, kiến thức, nó là một dạng như data, tức là dữ liệu. Đó là những gì được coi là đúng đối với một hệ thống lý thuyết khoa học nhất định, mà người ta tập hợp lại, rồi truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, bằng phương pháp dạy và học. Mọi nghiên cứu bổ sung thêm, đều cũng chỉ là những màu sắc và hoa lá của kiến thức. Đối với một người học điện tử, đó là các hạt electron chuyển động. Người ta không học hạt eletron có thể sinh con. Nếu một ngày nào đó, người ta làm cho hạt electron có thể đẻ con, thì một ngành khoa học mới ra đời, và có thể F sẽ gọi nó là ngành đám cưới điện tử học... vì có đám cưới thì mới sinh con... hihi..

Các bạn có thể thấy buồn cười ở chỗ này, nhưng kiến thức, chỉ là kiến thức, kiến thức chỉ là lượng dữ liệu mà các bạn thu thập được, bao gồm cả những kỹ năng. Bây giờ bạn có thể tự tin mình là người có thể vẽ orcad, nhưng 20 năm sau, 100 năm sau, 1000 năm sau, người ta chỉ cần nghĩ thôi tự động cái mạch in nó có thể chạy ra. Thế thì đến lúc đó, kiến thức vẽ mạch in có còn là kiến thức không? Còn, kiến thức, vẫn chỉ là kiến thức, đó là nội dung mà các bạn thu thập được, các bạn có học, thì tất yếu sẽ có nó.

Hiểu biết là gì? Tại sao hiểu biết lại khác với kiến thức?

Một cán bộ Đoàn có thể nói với bạn, không nên quan hệ tình dục khi đang là sinh viên, anh chàng cán bộ Đoàn đó hiển nhiên cũng là sinh viên như bạn. Hãy hỏi anh ta, anh ta đã quan hệ tình dục chưa, sao anh ta biết nó là không nên?

Oki, ở đây quan hệ tình dục mà anh cán bộ Đoàn nói tới, đó là kiến thức. Anh ta có thể thu nhặt thông tin từ đâu đó, có thể anh ta sẽ viết được cho bạn một cuốn truyện hay với các tư thế làm tình khác nhau. Nhưng hãy hỏi anh ta, anh đã bao giờ làm tình chưa?

Nhưng hãy nghe lời bố mẹ bạn, khi bố mẹ bạn nói rằng, con hãy cố gắng học cho xong. Khi đó, cái mà bố mẹ bạn nói với bạn, đó là hiểu biết. Bố mẹ bạn biết cách... như thế nào. Nhưng điều bố mẹ bạn nói với bạn, không phải là động tác làm tình, mà là một cuộc sống đang chờ bạn ở phía trước, vấn đề sinh một đứa trẻ, vấn đề lo lắng cho gia đình, vấn đề tài chính, vấn đề quan hệ, cái nhìn của xã hội, vấn đề gia đình nhà gái, nhà trai, vấn đề bạn bè trong lớp của cô gái,...

Không ai dạy cái đó cho bố mẹ bạn, nhưng bố mẹ bạn có đủ sức để lãnh hội cái văn hóa 4000 năm của người Việt Nam trong quá trình sống, để đúc kết lại cho bạn, để có thể nói với bạn rằng cuộc sống có nhiều thứ hơn là tình dục.

Còn F sẽ nói với các bạn, cuộc sống có nhiều thứ hơn là kỹ năng vẽ mạch in bằng Orcad. F biết vẽ Orcad, nhưng F vẽ thậm chí không đẹp bằng một sinh viên khéo tay, hay bất kể những gì mà các bạn có thể làm với Orcad, F chỉ có thể biết và sử dụng khoảng 50% trong số các tính năng của nó, thậm chí còn chưa đủ 50%.

Do vậy, F đang đề cập đến vấn đề tình dục... à quên, vấn đề điện tử.

Quay lại vấn đề làm một luận văn điện tử

Bây giờ chúng ta có 4 vấn đề mâu thuẫn: tiền bạc, thời gian, kiến thức và hiểu biết. Có gọi nó là mâu thuẫn được hay không, F không biết, nhưng F đang cố vạch ra một quan điểm, một cách nhìn, để các bạn trong từng trường hợp cụ thể của mình, có thể ra được một quyết định chính xác cho mình.

Bài toán thời gian - tiền bạc:

Làm thế nào để có thể giải quyết vấn đề này? Thực tế, như các bài viết trước về một kế hoạch làm luận văn. Các bạn có 5,6 tháng để làm luận văn. Một khi các bạn có một kế hoạch hợp lý ngay từ ban đầu, các bạn biết cách để phân bổ thời gian, đánh giá độ phức tạp ngay từ đầu.

Hãy đánh số tất cả các vấn đề mà bạn cần phải giải quyết trong luận văn. Sau đó đánh thêm số về độ phức tạp của nó 1, 2, 3. Số 1 ứng với những việc mà các bạn phải giải quyết ngay. Số 2, là những vấn đề mà các bạn biết cách để tìm phương pháp giải quyết, nhưng chưa giải quyết bao giờ. Số 3 là những vấn đề mà các bạn chưa biết đến nó và chưa có ý tưởng gì.

F đã áp dụng phương pháp này khi đi thi đại học, đề bài thường có 10 câu, và F đánh dấu các câu đó, rồi giải quyết những bài toán có số 1 trước, sau đó tới số 2, và tới số 3.

Kết quả đạt được là F đã đậu BK HCM và vào chương trình PFIEV khóa 99, nằm trong 100 người có điểm cao nhất đậu vào BK HCM. F đậu đại học kinh tế với chỉ 3 tiếng tổng cộng làm bài cho 3 môn, nghĩa là mỗi môn F làm chưa tới 1 tiếng đồng hồ. Thậm chí làm xong giám thị không cho ra ngoài vì sợ là bỏ thi để đưa đề ra ngoài...!!??

Đó là kết quả đạt được với cách làm trên, vậy thì các bạn hãy thử áp dụng vào đây xem sao?

Khi các bạn có một kế hoạch rõ ràng, các bạn sẽ thấy được rằng, khi chúng ta không giải quyết được chỗ nào đó theo kế hoạch thời gian, hãy mạnh dạn sử dụng tiền để giải quyết.

Bài toán kiến thức và hiểu biết:

Nhớ rằng, hiện tại chúng ta chưa giải quyết vấn đề giữa kiến thức, hiểu biết - với - tiền bạc.

Hãy hình dung kiến thức chuyên ngành, cái mà bạn học được ở trường, thực sự chỉ bé như cái kẹo. Cái mà bạn tự học thêm, tự nghiên cứu thêm, tự phát triển thêm. Đó mới là bầu trời rộng lớn của kiến thức.

Hiểu biết, hiểu biết trong ngành điện tử từ chuyện nhỏ như làm mạch in ở chỗ nào, chỗ nào ở chợ mua linh kiện, cho tới những doanh nghiệp vừa và nhỏ nào đang sản xuất sản phẩm điện tử, những doanh nghiệp nào buôn bán các sản phẩm điện tử, nhóm, doanh nghiệp nào, phòng thí nghiệm nào đặt hàng mạch điện tử, những cá nhân nào đang làm việc trong ngành, sản phẩm nào đã được làm và đã được thương mại hóa trong phần đề tài mà mình đang làm.

Từ cái nhìn đó, bạn sẽ đánh giá được đề tài của mình làm ở mức độ nào so với thị trường điện tử ở VN và ở thế giới. Từ đó bạn hình thành những hướng phát triển đề tài, đánh giá được cái đề tài mình làm ở tầm vực nào.

F thấy một điều rất lạ, đó là thông thường, các diễn đàn khác thường có những nguồn thông tin nội bộ, hoặc phải đạt một cấp thành viên nào đó mới có thể xem thông tin. Trong khi ở đây, mọi thành viên đều có thể truy cập kho dữ liệu chung. Từng người buôn bán, người thiết kế, cho đến các doanh nghiệp công ty tuyển dụng, cho tới các đề tài được làm sẵn ra và giới thiệu,...

Tại sao các bạn không tập hợp những thông tin đó, và liên hệ với những người mà các bạn quan tâm. Trao đổi thảo luận, xem thử có thể làm được gì. Kể cả trước khi nhận một đề tài, bạn cũng cần có một cái nhìn thật tổng quan về ngành học.

Có rất nhiều người nghĩ rằng các diễn đàn không phù hợp cho trao đổi ở cấp độ nghiên cứu. Hoàn toàn sai. Diễn đàn chỉ là một công cụ để trao đổi, anh ở trình độ nào, anh trao đổi ở trình độ đó. Chỉ là thông tin quá nhiều, cần lọc ra các mức để người đọc dễ tìm kiếm, hoặc loại thành viên nhứ thế nào, thì nó hình thành đặc điểm của diễn đàn.

Như diễn đàn picvietnam, có 2 mod là tiến sĩ, 3 người đang học tiến sĩ, 1 thạc sĩ, 1 người đang học thạc sĩ. Còn lại là kỹ sư mới tốt nghiệp hoặc sinh viên. Có bác BA là trưởng phòng kỹ thuật của một phòng của Nacentech, trung tâm chuyển giao công nghệ rất lớn. Đó là còn chưa kể dientuvietnam.

Nói một cách khác, diễn đàn của chúng ta, hướng về sinh viên, kỹ sư, nghiên cứu sinh. Chưa tham gia được ở mức độ các nhà nghiên cứu. Nhưng F nghĩ nó đủ sức support cho các bạn ở một mức độ đại học. Tại picvietnam, thừa lừa để hướng dẫn 10 đề tài tốt nghiệp đại học trong 1 năm. Riêng F mỗi học kỳ hướng dẫn 1 sinh viên tốt nghiệp, và hoàn toàn hoạt động qua trao đổi online.

Với cách nhìn đó, cái mà bạn học được là gì? Các bạn cố gắng học để biết chạy mạch in? Các bạn học để biết cách đặt mạch, hay biết cách ngồi ngâm một cái mạch trong 30 phút để có được cái gọi là kiến thức?

Hiểu biết quan trọng hơn nhiều. Có những cái không cần phải làm trực tiếp, nhưng vẫn có thể thu thập được thông tin, không cần biến nó thành kiến thức, mà biến nó ngay thành hiểu biết.

Một kinh nghiệm là thế này, cái cô bạn đang học với F về siêu âm, mà sau này các bạn sẽ được xem báo cáo về siêu âm SRF05. PIC F không dạy, Chính dạy, lập trình F không dạy, anh Phước dạy, siêu âm F không dạy, thầy Thạch dạy, nhưng F hướng dẫn. F làm cách nào? Cái cô bạn này cần là gì? Cần một phương pháp để giải quyết vấn đề đặt ra, cầ một hiểu biết về mọi thứ, cần hiểu mình sẽ áp dụng nó vào đâu, như thế nào.

Không ai đi làm cái chuyện, đi làm lại cái siêu âm. Năm ngoái, khi chưa làm luận văn, cô bạn này lao đầu vào làm cái siêu âm, trong khi F nói phải đi mua cái siêu âm chạy được về rồi tính. Vì sao, bài toàn thiết kế siêu âm, mình không có đủ thiết bị để làm, và không đủ thiết bị để đo, thì làm cái gì, và vấn đề chính của mình là gì? Mất cả năm trời cho việc vớ vẩn đó, và 2 triệu mua mấy cái transducer. Còn bây giờ, ... F mất tiền mua cho 2 cái siêu âm... coi bộ 1 năm vật lộn đó hiệu quả nhỉ...

Những chuyện này, là những chuyện rất thật, để các bạn thấy rằng, kiến thức, nó chỉ là một mặt, hiểu biết, nó là một mặt khác. Có thể, đôi khi kiến thức và hiểu biết bù trợ cho nhau, nhưng đôi khi, chúng nó đối nghịch với nhau. Một khi kể đến khái niệm thời gian, thì chúng trở nên đối nghịch nhau.

Nếu anh bỏ thời gian ra để đọc sách, anh sẽ thu được rất nhiều kiến thức, nhưng trong đầu anh sẽ là một thế giới ảo, và khi anh đóng sách lại thì trời đã tối. Nếu anh không đọc sách, anh đi ra ngoài kia, hít một hơi thở buổi sáng, hít một hơi thở buổi chiều, hít một hơi thở buổi tối.... về nhà, anh sẽ biết khi nào trời tối, khi nào trời sáng, xã hội đang vận động ra sao, và hiển nhiên anh sẽ bị viêm phổi, ngày hôm sau phải đi viện, vì ô nhiễm mà anh cứ hít kiểu đó thì viêm phổi chắc.

Cho nên, nếu kể tới yếu tố thời gian, nó là 2 mặt đối lập. Kể tới vấn đề tiền, nó cũng là hai mặt đối lập.

Một người chủ doanh nghiệp, là một người có tầm nhìn chiến lược, có thể thuê hàng chục kỹ sư, hàng trăm thạc sĩ, và vài tên tiến sĩ. Chủ doanh nghiệp là một người có hiểu biết, hiểu biết về thế giới của tiền bạc, thế giới của quan hệ con người con người, thế giới của nhu cầu, thị hiếu, và tương lai,... Một tiến sĩ, tốt thôi, có một bồ kiến thức, nhưng bảo họ đi ra mở một công ty kinh doanh, họ sẽ đem cho thuê bằng tiến sĩ để làm dự án, sẽ an toàn hơn nhiều.

4. Kết luận:

F không dám đưa ra một ý kiến cá nhân cho từng trường hợp, vì mỗi sự việc, nó còn nhiều yếu tố ảnh hưởng. Tâm lý của người sinh viên khi làm đề tài. Lý tưởng của họ, mong muốn của họ, sở thích của họ, khả năng chịu rủi ro của họ, ý chí của họ,...

Tuy vậy, biết người biết ta, trăm trận trăm thắng. Những điều mà F nói ở trên, hy vọng làm rõ nghĩa của cái chữ "biết ta" trong các bạn. Hy vọng rằng các bạn có những quyết định đúng đắn.

F đang dự kiến mở ra một nghề khá mới ở VN. Phải nói là một nghề mới ở VN, đã có ở nhiều nước rồi, nhưng F sẽ xây dựng một mô hình mới ở VN, và sẽ tuyển 6 kỹ sư làm việc tại công ty của F. Ai đoán được nghề đó là nghề gì? F đang chuẩn bị cho cái đó, tháng 8 này về sẽ trình bày với công ty, và F hy vọng rằng cái việc mà các bạn nghĩ rằng "bỏ tiền mua kiến thức" là ngu ngốc và nhục nhã, thì với "hiểu biết" đó, các bạn có thể làm việc cho F.

Điều này F cũng muốn nói, rất ít người có thể làm được. Tại sao lại ít ư, tại vì nó mới thôi, ba bữa sau sẽ có hàng đống nhu cầu cần nó.

Tạm thời F còn giữ bí mật, có thể nó sẽ không ra đời được. Nhưng hãy tự tin vào quyết định của mình, đánh giá và tự tin, khi cần đặt hàng, hãy đặt hàng. Không ai có thể làm được tất cả. Nếu như bạn sinh viên F hướng dẫn, làm ra được cái siêu âm, thì ô hô ai tai, người ta đã đi tới siêu siêu âm rồi.

Không tin dân tự động cứ đi hỏi dân Viễn Thông xem. Dân Viễn Thông tưởng mình cao, đi hỏi dân IT xem. Dân IT tưởng mình cao, đi hỏi mấy trường dạy quản lý dự án xem. Dân quản lý dự án không tin, tưởng mình cao, đi về nhà hỏi chồng mình xem? Chồng mấy tên đó là dân tự động cả hehehe...

Chúc cuối tuần vui vẻ
Falleaf.

thay đổi nội dung bởi: falleaf, 13-05-2007 lúc 10:21 PM.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-05-2007, 01:25 AM   #6
minhpupil
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Apr 2007
Bài gửi: 11
:
Ồ nghề anh Falleaf nói có phải là nghề cung cấp kiến thức rút ngắn thời gian cho khách hàng không anh Falleaf ....... he he
minhpupil vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-07-2008, 10:40 AM   #7
dvnccbmacbt
Đệ tử 4 túi
 
Tham gia ngày: May 2007
Bài gửi: 65
:
Anh F nói về việc làm luận văn tốt nghiệp như là nghiên cứu 1 đề tài khoa học. Em thấy thắc mắc chỗ này : Nghiên cứu như thế nào thì gọi la nghiên cứu khoa học? Nghiên cứu sâu đến mức nào thì gọi là nghiên cứu khoa học? Ví dụ như bạn nào đó làm về siêu âm như anh nói. Thay vì chế ra cái siêu âm thì ta đi mua về và ứng dụng vào việc gì đó. Vậy thì làm 1 đề tài, tức là ta lắp ghép các module với nhau, lắp ghép những cái đã có (tất nhiên phải học mới biết từng module và cách lắp ghép ). Vậy như thế có phải là nghiên cứu không? Hay là ta phải tìm hiểu kỹ về từng môdule(giống như tìm hiểu cái siêu âm vậy)? Vì một đề tài thường bao gồm nhiều phần. Nếu ta chỉ chủ yếu là lắp ghép thì không hiểu sâu, còn nếu tìm hiểu quá sâu thì lại không có thời gian và đôi khi không cần thiết ( mặc dù theo em cảm thấy thì tìm hiểu sâu giống nghiên cứu khoa học hơn là lắp ghép).
Và còn 1 câu hỏi nữa : Mọi người thấy thế nào về toán học trong nghiên cứu khoa hoc? Tầm quan trọng và ảnh hưởng của toán học? Em hỏi câu này em em rất yếu môn toán..hic...hic..
dvnccbmacbt vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2008, 12:35 PM   #8
laquoc
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Aug 2008
Bài gửi: 3
:
Tôi có đọc các bài của bạn Falleaf. Bạn Falleaf không những giỏi về chuyên môn mà còn giỏi về sư phạm và tâm lý. Tiếc là bạn ko đi dạy học & vì vậy SV lại ko có một thầy giỏi (mà theo tôi là toàn diện).
TB: tôi nhảy vào vđk cũng là vì tình cờ đọc được một bài viết của bạn cho người chưa biết gì về vđk. :-D
laquoc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2008, 02:10 PM   #9
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Trích:
Nguyên văn bởi dvnccbmacbt View Post
Anh F nói về việc làm luận văn tốt nghiệp như là nghiên cứu 1 đề tài khoa học. Em thấy thắc mắc chỗ này : Nghiên cứu như thế nào thì gọi la nghiên cứu khoa học? Nghiên cứu sâu đến mức nào thì gọi là nghiên cứu khoa học? Ví dụ như bạn nào đó làm về siêu âm như anh nói. Thay vì chế ra cái siêu âm thì ta đi mua về và ứng dụng vào việc gì đó. Vậy thì làm 1 đề tài, tức là ta lắp ghép các module với nhau, lắp ghép những cái đã có (tất nhiên phải học mới biết từng module và cách lắp ghép ). Vậy như thế có phải là nghiên cứu không? Hay là ta phải tìm hiểu kỹ về từng môdule(giống như tìm hiểu cái siêu âm vậy)? Vì một đề tài thường bao gồm nhiều phần. Nếu ta chỉ chủ yếu là lắp ghép thì không hiểu sâu, còn nếu tìm hiểu quá sâu thì lại không có thời gian và đôi khi không cần thiết ( mặc dù theo em cảm thấy thì tìm hiểu sâu giống nghiên cứu khoa học hơn là lắp ghép).
Và còn 1 câu hỏi nữa : Mọi người thấy thế nào về toán học trong nghiên cứu khoa hoc? Tầm quan trọng và ảnh hưởng của toán học? Em hỏi câu này em em rất yếu môn toán..hic...hic..
Thành thật xin lỗi vì đã quá lâu F không đọc lại luồng này, mặc dù biết có rất nhiều người đọc, nhưng trao đổi là khó, bởi như F đã nói, mỗi trường hợp ta sẽ có cách xử lý khác nhau.

Nghiên cứu thế nào gọi là nghiên cứu khoa học? Hãy đọc lại 5 điểm mà F nêu ra cho một đề tài nghiên cứu khoa học. Nếu bạn trả lời được 5 điểm này, thì một đề tài của bạn được gọi là nghiên cứu khoa học.

1. Vấn đề chúng ta cần giải quyết là gì? (objectives, problems)
2. Đã có những người nào giải quyết vấn đề đó, và họ giải quyết như thế nào? Những điểm mạnh và điểm yếu của họ, đối với vấn đề mà chúng ta đặt ra? (previous works)
3. Chúng ta vận dụng những kiến thức đã có, kiến thức thu thập thêm trong quá trình làm đề tài, và một chút lý luận sáng tạo, sau đó đề xuất ra cách giải quyết của chúng ta (propose)
4. Giải quyết vấn đề và đưa ra kết quả để chứng minh rằng cách giải quyết của mình đảm bảo yêu cầu đã đặt ra, hoặc nếu một đề tài tốt, có thể chỉ ra được cái mình làm có gì mới hơn, tốt hơn so với những đề tài mà người khác đã giải quyết (results)
5. Những vấn đề mình chưa giải quyết được, những vấn đề mình có thể phát triển lên (conclusion)


Toán học là tuyệt đối cần thiết trong nghiên cứu khoa học, hầu như ở tất cả các ngành. Chính vì vậy trường BKHCM mới mở ra một khoa mới (2004) là khoa Khoa học Ứng dụng, trong đó có các bộ môn Toán Ứng dụng, Vật lý Ứng dụng,...

Chúc vui
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-12-2008, 08:25 PM   #10
hoangnambg
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Dec 2008
Bài gửi: 2
:
cho hỏi cách làm Luận văn tốt nghiệp

thân chào các Pro. Mình đang học CNTT.Mình đang muốn làm một đề tài khoa học và chọn đề tài đó làm đề tài tốt nghiệp luôn. nhưng mình không biết chọn lựa thế nào???Mong cacPro chỉ dùm.....Mình cũng định làm đề tài quản lý học sinh THPT.Mong các pro chỉ dùm
hoangnambg vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 12-03-2010, 12:08 AM   #11
takechi
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Mar 2010
Bài gửi: 1
:
Có những bác như bac f tiên phong để lại cho hậu bối đàn em bây giờ những điều chia sẻ ntn thật đáng quý. Chân thành cám ơn bác, mong có nhiều người như bác hậu bối bọn em được nhờ ^^
takechi vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-12-2010, 02:19 AM   #12
quocthang_smart
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Dec 2010
Bài gửi: 3
:
Dear các bạn!
Hiện Thăng có sưu tầm một số luận văn tốt nghiệp. Bao gồm các chuyên ngành:
+ Tài chính ngân hàng
+ Kế toán kiểm toán
+ Quản trị kinh doanh
+ Marketing
+ Đầu tư
+ Thương mại
+ Kd quốc tế
+ Bảo hiểm
+ ………………….
Các bạn nào có nhu cầu tham khảo, vui lòng liên hệ:
Quốc Thăng
My mobi: 0932 131 204
Email: Quocthang_smart@yahoo.com

Thân!
quocthang_smart vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-02-2012, 12:04 AM   #13
luan_12b5
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Bài gửi: 2
:
hay lắm .bạn viết khá hay,rất tâm huyết ,cảm ơn bạn vì bài viết này .
luan_12b5 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 24-02-2012, 12:07 AM   #14
luan_12b5
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Feb 2012
Bài gửi: 2
:
mình đang làm đề tài mô phỏng chuyển động,theo bạn thì dùng phần mềm nào hay hơn:inventer,solitwork.hay visual natran 4D?
luan_12b5 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-04-2012, 10:17 AM   #15
trungthanhpro
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Apr 2012
Bài gửi: 4
:
Cảm ơn anh Falleaf, bài viết rất tâm huyết.
trungthanhpro vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Similar Threads
Ðề tài Người gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
mình mới tìm thấy bài luận văn này hay lắm 111985 Luận văn tốt nghiệp 6 08-11-2008 11:08 AM
Nhờ giúp đỡ cho dự án nghiên cứu tiếng Việt namqn Trao đổi ngoài luồng 1 06-07-2007 01:31 PM
Study English online polaris2511bk English forum on PICs 2 25-12-2006 01:48 PM
Điều chỉnh tham số Fuzzy Controller online Vững Bước Matlab-Simulink & Labview & 20-Sim 2 30-05-2006 09:35 PM


Múi giờ GMT. Hiện tại là 05:40 AM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam