PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Truyền thông > Giao tiếp cổng COM và LPT

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Giao tiếp cổng COM và LPT RS232, RS485 và LPT là những giao tiếp cơ bản và kinh điển khi mới học về vi điều khiển...

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 17-11-2006, 04:24 PM   #1
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
Giao tiếp RS232 trên PC qua Matlab

Mình đã viết bài này tại địa chỉ:
http://dientuvietnam.net/forums/show...?t=3312&page=2

Để biết thêm chi tiết về giao tiếp với PC qua cổng RS232 qua Matlab các bạn dùng Help của Matlab và search với từ khóa: serial.

Việc giao tiếp này cũng rất dễ dàng thực hiện, không có gì là quá cao siêu cả. Mình đã giao tiếp thành công rùi. Để test nó các bạn hãy đấu tắt 2 chân 2 và 3 (TX và RX) của cổng COM lại.

Đầu tiên mình sẽ đưa ra môt chương trình thật là đơn gian, thiết lập ít tham số, còn chi tiết về thiết lập tham số nó thế nào? ý nghĩa ra sao? thì sẽ nói sau, mình cứ làm đơn giản trước rùi phức tạp -> hiểu hết về thiết lập này sau.

Bài này mình giới thiệu cách tạo đối tượng, kết nối, viêt hàm callback.

Tạo đối tượng:
Chúng ta gõ lệnh và kết quả hiện luôn (nhớ là k có dấu ; ở cuối lệnh
Code:
>> s = serial('COM1')

   Serial Port Object : Serial-COM1

   Communication Settings 
      Port:               COM1
      BaudRate:           9600
      Terminator:         'LF'

   Communication State 
      Status:             closed
      RecordStatus:       off

   Read/Write State  
      TransferStatus:     idle
      BytesAvailable:     0
      ValuesReceived:     0
      ValuesSent:         0
Như vậy đối tượng là Serial-COM1, tốc độ 9600,..

Tiếp theo, chúng ta xem các tham số của đối tượng như thế nào bằng lệnh get(s):
Code:
>> get(s)
    ByteOrder = littleEndian
    BytesAvailable = 0
    BytesAvailableFcn = 
    BytesAvailableFcnCount = 48
    BytesAvailableFcnMode = terminator
    BytesToOutput = 0
    ErrorFcn = 
    InputBufferSize = 512
    Name = Serial-COM1
    ObjectVisibility = on
    OutputBufferSize = 512
    OutputEmptyFcn = 
    RecordDetail = compact
    RecordMode = overwrite
    RecordName = record.txt
    RecordStatus = off
    Status = closed
    Tag = 
    Timeout = 10
    TimerFcn = 
    TimerPeriod = 1
    TransferStatus = idle
    Type = serial
    UserData = []
    ValuesReceived = 0
    ValuesSent = 0

    SERIAL specific properties:
    BaudRate = 9600
    BreakInterruptFcn = 
    DataBits = 8
    DataTerminalReady = on
    FlowControl = none
    Parity = none
    PinStatus = [1x1 struct]
    PinStatusFcn = 
    Port = COM1
    ReadAsyncMode = continuous
    RequestToSend = on
    StopBits = 1
    Terminator = LF
Các bạn thấy là có rất nhiều tham số phải không? chúng ta ở đây quan tâm đến tham số: BytesAvailableFcn tham số này chưa thết lập. Tham số này chính là hàm callback mà nó sẽ gọi khi có byte nhận được ở bộ đệm nhận.Vậy chúng ta viết hàm này chính là viết hàm OnComm đáp ứng sự kiện ReceiveEvent như trong MSCOMM của MS vậy.

Thiết lập này phải thực hiện trước khi mở cổng để giao tiếp, nên chúng ta sẽ viết hàm callback trước. Bạn viết 1 m-file với tên Serial_Callback.m như sau:
Code:
function Serial_Callback(obj,event)
    ind = fscanf(obj)
Cú pháp của hàm callback như trên với obj là đối tượng kiểu Serial như trên. Hàm có tác dụng đọc dữ liệu và hiển thị luôn kết quả lên command window.

Chúng ta đưa tham số tên hàm vào cho đối tượng s của ta:

Code:
>> s.BytesAvailableFcn = @Serial_Callback;
Tiếp theo chúng ta bắt đầu giao tiếp:
Code:
>>fopen(s);
>>fprintf(s,"chao cac ban");
Sau đó các bạn xem kết quả thế nào, sau đó thử truyền các kí tự khác xem bằng lệnh fprintf(s,...), hoặc thử với vi xử lý xem cho nó truyền lên các bạn sẽ thấy rất hay.

Bạn không giao tiếp nữa thì đóng cổng lại:
Code:
>>fclose(s);
Mình viết tiếp sau còn giờ đi ngủ đã.

Chúc các bạn thành công.

thay đổi nội dung bởi: ngohaibac, 17-03-2007 lúc 10:37 PM.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 26-12-2006, 08:35 AM   #2
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
Chương trình giao tiếp trên PC với RS232 dùng Matlab :D.

Chào tất cả mọi người,

Hôm qua vừa thi xong được một môn, làm bài cũng gọi là tạm tạm không biết được mấy điểm . Sau nửa ngày hăng say lập trình , mình xin gửi mọi người một chương trình giao tiếp RS232 bằng Matlab.

Giao diện của nó như sau:



Cách dùng:

1/ Chọn tham số cho Rs232 rùi ấn nút Connect để bắt đầu kết nối với RS232 nhé.

2/ Nhập dữ liệu vào ô TX rùi nhấn nút Send để gửi dữ liệu.

3/ Để thay đổi tham số (tốc độ, ..) cho RS232 thì phải nhấn Disconnect trước rùi chỉnh tham số nhé. Sau đó quay lại bước 1.

Các bạn chú ý, đây là chương trình mình viết dưới dạng mở, tức là các bạn có thể thêm code vào các hàm để phục vụ mục đích của mình. Đó chính là các hàm ngắt nhận, ngắt gửi,...

BytesAvailableFcnCount là số byte nhận được trong bộ đệm nhận trước khi xảy ra ngắt nhận.

Các hàm đó là:
  • function ByteAvailable_Callback(obj, event)
  • function OutputEmpty_Callback(obj, event)
  • function Error_Callback (obj, event)
  • function PinStatus_Callback(obj, event)
  • function Timer_Callback (obj,event)
  • function BreakInterrupt_Callback(obj, event)

Chương trình này dùng GUI nên để biết thêm chi tiết về cách lập trình và chạy chuơng trình mời các bạn vào luồng Lập trình GUI trên Matlabwww.dientuvietnam.net nhé:

http://dientuvietnam.net/forums/showthread.php?t=594

Trong chương trình, bạn có thể dùng chức năng About để xem hướng dẫn (User Manual), mình mới chỉ viết bằng tiếng Anh thôi.

Chương trình mình đã test khi nối tắt 2 chân 2 và 3 của RS232 lại với nhau. Còn với Vi điều khiển, .. mong các bạn test nhé.

Chúc các bạn thành công.
File Kèm Theo
File Type: zip RS232 Communication.zip (55.8 KB, 2713 lần tải)

thay đổi nội dung bởi: ngohaibac, 26-12-2006 lúc 08:48 AM.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 05-01-2007, 03:08 PM   #3
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
Chào các bạn,

Khi các bạn muốn thao tác với dữ liệu vừa nhận được thì các bạn edit thêm code trong hàm sau:

function ByteAvailable_Callback(obj, event)

Mà không thấy ai có ý kiến gì nhỉ? Các bạn dùng có vấn đề gì không nhỉ ?

Mình rất mong có đóng góp ý kiến của các bạn để cho chương trình được hoạt động tốt hơn. Các bạn có thể đặt câu hỏi, mình sẽ trả lời các bạn ngay khi có thể.

Chúc các bạn thành công.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-01-2007, 03:20 PM   #4
t3i
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Apr 2006
Bài gửi: 1
:
Mình thấy đây là một đề tài rất hay đấy. Mình đã test chương trình của bạn ngohaibac và cho giao tiếp với Vi điều khiển, thêm một số hàm và lệnh theo ý muốn và có kết quả tương đối tốt. Trước đây mình thường dùng VB để viết giao diện, nay đọc chương trình mẫu của Bắc mình làm ứng dụng tương tự như viết trong VB và không thấy phức tạp hơn là mấy.
Có vẻ như việc chọn gui và serial matlab để viết giao diện còn chưa được nhiều người chú ý thì phải?
t3i vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-01-2007, 04:40 PM   #5
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
Chào bạn.

Rất cảm ơn bạn đã test chương trình của mình. Nếu chương trình có gì cần chú ý thì xin bạn cho ý kiến để mình hoàn thiện chương trình hơn.

Mọi người không chú ý đến nhiều Matlab có thể do nó khó chăng? hoặc có thể là nó nặng quá không chạy được . Nhưng mình thấy Matlab rất là hay.

Trong thời gian tới, mình sẽ nghiên cứu thêm labview để viết giao tiếp máy tính. Dùng Labview sẽ có nhiều điều còn thú vị hơn nữa. Qua Labview bạn có thể dễ dàng giao tiếp với LPT, RS232, PCI,..

Chúc các bạn thành công.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-03-2007, 01:06 AM   #6
phamvanthang
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Sep 2006
Bài gửi: 7
:
Lam card giao tiep bang PIC

Tôi muốn thực hiện một ứng dụng thế này: Lập trình một chương trình điều khiển robot trên máy tính và đưa chương trình cho PIC thực hiện, tức là PIC đóng vai trò của một card giao tiếp giữa máy tính và robot. Như vậy có được không nhỉ? Mong mọi người cho ý kiến
phamvanthang vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 09-03-2007, 10:55 PM   #7
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
@phamvanthang: Chào bạn, mình nghĩ là có thể làm được. PC sẽ tính toán đưa ra các tham số thích hợp điều khiển cho robot, các tham số này truyền xuống cho PIC. PIC có thể đóng vai trò như Master truyền các tham số thích hợp cho các slave khác trong robot.

Việc thu thập dữ liệu được truyền liên tục hoặc theo chu kì từ các Slave lên Master và truyền lên PC. Nếu PIC dùng để lưu trữ dữ liệu nhiều thì chắc là phải thêm RAM rùi.

Trên đây là suy nghĩ của mình.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-03-2007, 12:29 AM   #8
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
RS232 Communication V2.0

Chào các bạn.

Mình đã sửa lại một tí để fix một số lỗi trong quá trình trao đổi dữ liệu giữa các hàm Callback bằng cách sử dụng cấu trúc handles, trao đổi giữa hàm ngắt của Serial Object bằng biến toàn cục global hand.

Bây giờ các hàm sẽ không phải trao đổi dữ liệu qua data.mat nữa, tránh được lỗi khi save load nhiều thì file này bị hỏng.

Chúc các bạn thành công.
File Kèm Theo
File Type: zip RS232 Communication V2.0.zip (68.4 KB, 1883 lần tải)
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-04-2007, 07:43 PM   #9
Nguoi hieu hoc
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Bài gửi: 4
:
Wink

Anh Bắc cho em hỏi 1 tí:
Trong file Rs232 Comunication.m
phần
Code:
function RS232_Communication_OpeningFcn(hObject, eventdata, handles, varargin)
 handles.output = hObject;  
guidata(hObject, handles);
có tác dụng gì vậy anh? Nếu không có 2 dòng này thì chương trình ko chạy dc.
Code:
handles.status_com = IsConnect;
dòng naỳ là để đưa ra tình trạng cổng Com là chưa nối hả anh? phần status_com là của cái nào thế anh?
em đọc trong help có nói nếu khai báo s = serial('COM1'); thì s.status là tình trạng cổng Com open hay close , còn status_com này thì em chưa hiểu , nó là tag nào của phần tử nào trong file *.fig vậy anh?
Code:
guidata(hObject,handles);
dòng này để lưu lại biến handles hả anh ? có tác dụng như thế nào vậy anh?
Code:
function button_Send_Callback(hObject, eventdata, handles) 
   IsConnect = handles.status_com;
    s = handles.com;
là thế nào vậy anh ? sao file *.m này biết rõ tag com là của ai? em đâu có thấy anh khai báo đối tượng nào là com đâu . Chẳng lẽ nó ngầm hiểu là cổng Com luôn hả anh?
Code:
function button_Send_Callback(hObject, eventdata, handles)
      strTX = get(handles.edit_TX,'String');
      fprintf(s,strTX);
vậy là anh truyền chuỗi hả anh , và 1 byte hả anh?
Code:
 handles.com = s;
     guidata(hObject,handles);
2 dòng này đẻ làm gì vậy anh?biến s là biến toàn cục nên ta lưu giá trị của nó lại cho các function khác dùng hả anh?
Code:
function button_Connect_Callback(hObject, eventdata, handles)
       s = serial(get_stringPopup(handles.popup_ComPort));
nếu s là toàn cục vậy tại sao ở function nút Connect dc bấm lại có khai báo s như thế này chi vậy anh ? chọn lại s là 1 trong các cổng Com hả anh? vậy biến s khai báo ở mấy hàm khác chi vậy anh?
Code:
  s.BytesAvailableFcn = @BytesAvailable_Callback;
    s.OutputEmptyFcn =   @OutputEmpty_Callback;
    s.BreakInterruptFcn = @BreakInterrupt_Callback;
    s.ErrorFcn = @Error_Callback;
    s.PinStatusFcn = @PinStatus_Callback;
    s.BreakInterruptFcn = @BreakInterrupt_Callback;
    s.TimerFcn = @Timer_Callback;
phần này để chi vậy anh , có dấu @ để làm gì vậy anh?
em chỉ thấy anh ghi code cho
Code:
 bytesAvailable_callback như sau:
    global hand;
    ind = fscanf(obj);  
    set(hand.edit_RX,'String',ind);
biến ind ở đây là đọc giá trị đưa vào hả anh?

Code:
 s.RecordName = get(handles.edit_RecordName,'String');s
    s.RecordMode = 'index';
tại sao chúng ta phải có phần record này vậy anh?
Code:
 function figure1_DeleteFcn(hObject, eventdata, handles)
IsConnect = handles.status_com;
if (IsConnect == 1),
    s = handles.com;
    record(s,'off')
    fclose(s);
    delete(s);
    clear s;
    IsConnect = 0;
end
delete(hObject);
còn function deletefcn có tác dụng gì vậy anh?
Code:
function figure1_CloseRequestFcn(hObject, eventdata, handles)
IsConnect = handles.status_com;
if (IsConnect == 1),
    s = handles.com;
    record(s,'off');
    fclose(s);
    delete(s);
    clear s;
    IsConnect = 0;
end
delete(hObject);
function này có tác dụng gì vậy anh?

Code:
  s.BytesAvailableFcnCount = 1;
    s.BytesAvailableFcnMode = 'terminator';
ở đây anh chỉ truyền 1 byte theo kiểu ASCII thôi hả anh? muốn 3 byte mình chỉ thay đổi s.BytesAvailableFcnCount = 3; là được hả anh?

Em thấy trong phần Simulink có hỗ trợ RS 232 luôn , sao lấy ở đó hỗ trợ được không anh? Em mới làm quen với Matlab và giao tiếp cồng Com , xin anh chỉ giáo ạ (^_^)

À anh

thay đổi nội dung bởi: Nguoi hieu hoc, 14-04-2007 lúc 12:19 AM.
Nguoi hieu hoc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-04-2007, 02:52 AM   #10
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
Code:
function RS232_Communication_OpeningFcn(hObject, eventdata, handles, varargin)
 handles.output = hObject;  
 guidata(hObject, handles);
Em tra cứu lệnh guidata nhé.

Handles là một cấu trúc, và output là một trường của nó lưu trữ đầu ra của hàm mà em. Các điều khiển menu, button,.. của em sẽ được truy nhập qua cấu trúc này.

guidata(hObject, handles) sẽ lưu dữ liệu của biến handles vào đối tượng hiện tại hObject.
Code:
handles.status_com = IsConnect;
guidata(hObject,handles);
status_com là tên của một trường của handles anh tự đặt để từ hàm callback hay openning, .. của điều khiển nào anh cũng truy nhập để đọc ra được giá trị của status_com tức trạng thái của cổng COM đó. còn guidata là lưu lại cấu trúc handles vừa thay đổi vào hObject.

Tham khảo tại đây.

Mai giải thích tiếp.

Chúc em thành công.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-04-2007, 03:08 AM   #11
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
Code:
 handles.com = s;
 guidata(hObject,handles);
Sau khi anh khởi tạo cho cổng com với các tham số cần thiết vào biến s thì anh lưu vào cấu trúc handles với trường là com.

Còn ở các hàm khác truy nhập vào đối tượng này thông qua handles.com thôi. Khi lấy lại đối tượng này dùng lệnh sau:

Code:
s = handles.com;
Có thể thay s bằng bất cứ tên nào em muốn. Không sao cả.

Code:
function button_Connect_Callback(hObject, eventdata, handles)
       s = serial(get_stringPopup(handles.popup_ComPort));
em xem hàm get_stringPopup() ở dưới nhé. Hàm này trả về String mà người dùng chọn trọng popup_ComPort đó. Em chọn Com1 thì s là đối tượng COM1. còn s không phải là biến global em ạ - anh không dùng cách này. Trong này em có thể thay s bằng tên gì cũng ok đó.

Nếu em muốn dùng biến global cho các hàm thì các hàm phải có cùng khai báo sau trong phần thực hiện hàm.
Code:
global s; % ví dụ biến s là global
Lúc nào rảnh lại viết tiếp nhé em.

Chúc em thành công.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 18-04-2007, 07:43 PM   #12
Nguoi hieu hoc
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Bài gửi: 4
:
Thắc mắc

Anh Bắc cho em hỏi tí:
Sao em viết chương trình giao tiếp cổng Com giữa Pic 16f877A với máy tính bằng chương trình Matlab của anh đó.
Chương trình trên Pic như sau:
Code:
Code:
#include <16F877a.h>
#include <stdlib.h>

#fuses HS,NOWDT,NOPROTECT,NOLVP,PUT
#use delay(clock=20000000)
#use rs232(BAUD=9600,PARITY=N,XMIT=PIN_C6,RCV=PIN_C7)
#use fast_io(B)
#byte PORTA=0x05
#byte PORTB=0x06
#byte PORTC=0x07
#byte PORTD=0x08
int m,d,a,i;
char h;
void main()
{
      a=0;
      i=0;
       h=getc();
      if (h='3')
      {
         for (d=1;d<3;d++)
         {
            for (i=48;i<56;i++)
            {
               putc(i);
// ở đây nếu em có delay_ms(100) thì kết quả cũng như ở phía dưới 
             }
         }
      }
      if (h>null)
      {
         putc('r');
      }
}
Khi em đánh vào chỗ text phần Transmit đó anh , em không thấy tín hiệu trả về ở phần text của receive?

Nếu em tự viết bằng các dòng lệnh trên Command Window đó anh:
Code:
Code:
 s = serial('COM1','BaudRate',9600);
>> fopen(s)
>> fprintf(s,'3')
>> fscanf(s)
Warning: A timeout occurred before the Terminator was reached.

ans =

012345670123456
nó hiện ra thông báo như thế đó anh ? em không hiểu timeout ở đây có ảnh hưởng gì không nữa?
Theo như em hiểu thì timeout là khoảng thời gian tối đa cho việc đọc và ghi dữ liệu qua cổng Com phải ko anh? Mặc định của nó là 10s
10 s này là cho việc truyền mỗi ký tự hay sao vậy anh ? em đã thử khai báo thay đổi timeout như sau
Code:
Code:
>> s.timeout=0.1  % tức là 100 ms

hay cho nó lớn hơn 
>> s.timeout=50 % tức là 50s

nhưng sao nó vẫn hiện thông báo :Warning: A timeout occurred before the Terminator was reached
anh chỉ dùm em với.

À ở đây em muốn hỏi thêm về anh là em định dùng chương trình này để mở rộng cho điều khiển động cơ bằng PID. Em sẽ dùng Matlab nhập 3 thông số xuống , sau đó em đọc tín hiệu hồi tiếp từ encoder vể qua Com và vẽ lên đồ thị. Như vậy thì em phải có 1 biến thời gian phải không anh?
Giả sử em cho cứ sau 100 ms ( có lớn quá không anh?) PIC xuất tín hiệu số encoder đọc được qua cổng Com , rồi em theo đoạn code của anh thêm vào:
Code:
Code:
function BytesAvailable_Callback(obj,event)
    global hand;
    ind = fscanf(obj);  
    % Edit code here - Ngo Hai Bac    
    set(handles.edit_RX,'String',ind);  
     set(handles.dulieu,'string','co du lieu');  
    % em viết thêm:
                              y =str2double(ind);
                              axes(handles.dothi);
                              x = 0:.1:100;
                              plot(x,y,'k','LineWidth',2);grid
em lấy biến y là tín hiệu đọc từ cổng Com ( đổi ind từ string ra double)
rồi em vẽ đồ thị trên GUI.Nhưng mà em nghĩ biến x ở đây phải là 1 biến theo thời gian thực phải không anh? Vậy em làm sao khai báo biến x theo thời gian thực vậy anh?

Ạnh chỉ em với (^_^)
Nguoi hieu hoc vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 19-04-2007, 12:22 AM   #13
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
Anh không làm CCS nên không rõ ý nghĩ sâu của từng lệnh. Nhưng anh nghĩ thế này. Lệnh h = getc(); nó có chờ khi có dữ liệu ở thanh ghi RXREG không nhỉ? Vì nếu đơn thuần lệnh này chỉ đọc giá trị thanh ghi thì chương trinh này không ổn.

Vì biết khi nào có dữ liệu từ PC gửi xuông?? Do đó xảy ra Timeout là tất nhiên là thời gian mà PC sẽ chờ đọc dữ liệu, chờ mãi không được thì nó phải thôi chứ.

Còn chương trình Matlab em muốn đọc theo thời gian thì làm thế k dc đâu..

Khoảng thời gian mỗi khi em đọc dữ liệu có thể coi như là một chu kì trích mẫu đó em. Do đó,mỗi khi đọc là đọc giá trị Xi, và Yi, chứ không phải x là một vector ở đây đâu . Còn lúc nào em thích plot thì plot thôi, ví dụ đọc được 100 giá trị thì xuất thì xuất. Nếu Xi là thời gian thì Xi = T*i;

Em dùng một biến toàn cục global để đếm chỉ số của mảng em nhé.

Chúc em thành công.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 29-10-2007, 09:25 AM   #14
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
RS232 Communication new version

Chào các bạn.

Mình đã sửa lại một số lỗi vớ vẩn của chương trình rùi . Terminator là kí tự: CR (carry return).

Chương trình này đã được test với board mạch Spartan 3E và giao tiếp rất cool.

Chỉ còn 1 vấn đề hiển thị trên Edit Box là chưa theo ý của mình thôi. Mình sẽ fix lỗi này trong thời gian sớm nhất.

Chúc các bạn thành công.
File Kèm Theo
File Type: rar RS232 Communication.rar (61.3 KB, 935 lần tải)
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 10-11-2007, 01:03 PM   #15
ngohaibac
Đệ tử 9 túi
 
ngohaibac's Avatar
 
Tham gia ngày: Oct 2005
Nơi Cư Ngụ: BKHN
Bài gửi: 231
:
Send a message via Yahoo to ngohaibac
Ứng dụng RS232 Communication độc lập chạy trên máy không cài Matlab

Đã biên dịch thành công ra file .exe của ứng dụng. Máy các bạn không cần cài Matlab vẫn chạy ngon lành

Địa chỉ download:
http://bmnhy.dieukhien.net/NOHB/Matl...cation_pkg.rar

Các bạn giải nén và chạy file RS232_Communication_pkg.exe nó sẽ tự giải nén ra 2 file: RS232_Communication.exe RS232_Communication.ctf.

Khi đó chạy file: RS232_Communication.exe để chạy ứng dụng.

Chúc các bạn thành công.
ngohaibac vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Similar Threads
Ðề tài Người gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Giao tiếp RS232 trên PC ngohaibac Giao tiếp cổng COM và LPT 189 08-05-2024 08:10 PM
giao tiep qua PCI de doc AD bằng Matlab hanhluckyly Matlab-Simulink & Labview & 20-Sim 22 06-06-2011 09:55 PM
Communicate between PC and PIC via RS232 standard using Matlab (GUI, IO). ngohaibac English forum on PICs 3 02-06-2011 06:46 PM
cần mua bộ thu GPS có giao tiếp RS232 kienvq Tìm mua sản phẩm 15 17-03-2011 11:25 PM
Help! Dùng C để giao tiếp RS232 dandiennang Các ngôn ngữ lập trình khác (CCS C, HT PIC,...) 6 15-03-2009 06:41 PM


Múi giờ GMT. Hiện tại là 03:37 PM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam