PIC Vietnam

Go Back   PIC Vietnam > Ban Điều Hành > Đóng góp ý kiến

Tài trợ cho PIC Vietnam
Trang chủ Đăng Kí Hỏi/Ðáp Thành Viên Lịch Bài Trong Ngày Vi điều khiển

Đóng góp ý kiến Nơi tiếp nhận những ý kiến đóng góp của thành viên

Trả lời
 
Ðiều Chỉnh Xếp Bài
Old 13-11-2006, 05:25 AM   #1
odense
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Bài gửi: 23
:
Thảo luân: Vấn đề download, chia sẻ và dịch tài liệu

To Falleaf:
(xin tách thread này ra đây vì minh nghĩ nó quan trong cho người viết, đọc và dich tài liệu nước ngoài.)
Hôm nọ vào site tailieuvietnam.net của F thấy ý tưởng rất hay. Tuy nhiên, có một điều này xin được chia sẻ cùng F là: nhưng cuốn sách, bài báo, hội nghị ICRA chẳng hạn mà F định dich hoặc và phân bổ thì đã bao giờ F nghĩ đến vấn đề copyright chưa. Việc dùng e-book của những sách đã được đăng ký là đã vi phạm, việc phân tán nó còn vi phạm năng hơn. Với các bài báo, tài liệu khác cũng vậy. Ví du, cuốn Introduction to Autonomous Mobile Robots của Roland Siegward thì mình đã đọc và biết chắc chắn nó được xuất bản có copyright ) (có bạn làm ở Lab của Ronald và thấy nó nói là ông kêu la về việc copyright cho sách này lắm mặc dù ông viết sách này để dậy chứ không có ý đinh kinh doanh ))
Theo mình, truyền tay nhau đọc là một chuyện,và có thề vì F học trong trương DH của Korea nên có điều kiện download nó để sử dụng, nhưng việc F phân tán nó một cách rộng rãi và công khai hoặc dịch nó thì chắc không có trong luật của trường, của book publisher phải không?
Suy nghĩ cá nhân tôi, để bắt kịp với thế giới thì phải theo luật của TG trước đã. Ý định tốt mà cách làm sai thì theo mình không đến đich được!
Xin được chỉ giáo nếu có hiểu biết chưa đầy đủ

P/S: Anyway, nếu F có dụ ICRA07 ơ Rome thì liên hệ nhé, rất vui được gặp.
Ở Korea thì mình có nghe nói đến anh Đông ở KIST cũng làm về robotics khá lâu, tiếc vừa rồi ở IROS06 anh Đông cũng có bài nhưng không di present nen khong có điều kiện gặp. Odense rất mong muốn đươc gặp và tạo được một cộng đông làm nghiên cứu robotics thật sự của VN. Một hội thảo lớn như IROS mà chỉ có 4 người VN thì đó là điều đáng tiếc cho làng Robotics VN trong khi các nước láng giềng của chúng ta thì đã nhiều lắm rồi.
odense vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 13-11-2006, 12:47 PM   #2
son_um
Đệ tử 4 túi
 
Tham gia ngày: Aug 2006
Bài gửi: 63
:
Theo như cách nói của bạn thì mình cũng đoán bạn đang học ở Châu Âu,nơi mà vấn đề bản quyền rất coi trọng thế này.Vấn đề này đã có lúc mình định nói đến rùi.Theo suy nghĩ của mình thì trong thời gian tới nếu như có điều kiện cho phép thì F cũng nên email cho tác giả các cuốn sách mà sẽ đăng tải trên diễn đàn để xin ý kiến của họ.Nếu như t/g viết cuốn sách đấy ko với mục đích kinh doanh thì họ sẽ hiểu và free với mục đích của mình.Còn nếu họ ko đồng ý thì cũng khó đây vì số tiền để trả bản quyền cho 1 cuốn sách cũng ko phải là nhiều mà diễn đàn này họat động ko vì lợi ích riêng lẻ của 1 ai đó nên cũng khó có nguồn tài chính nào để chi trả cho việc bản quyền.
Thân,
son_um vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-11-2006, 03:52 PM   #3
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Trước tiên, xin nói về mặt bản quyền như sau:

1) Thời gian đầu chưa ban hành luật lệ trên tlvn, nên chưa quan tâm đến vấn đề bản quyền. Sau này sẽ công bố luật đại loại như "Nếu có thành viên nào thông báo về việc có tài liệu không có bản quyền, ban điều hành sẽ xem xét và loại bỏ tài liệu đó."

2) Câu hỏi thứ hai là, chúng ta đang làm gì? Bạn muốn toàn bộ sinh viên VN phải mua một cuốn sách khoảng 60$ đến 250$ để đọc, trong khi tổng hai con số này là GDP bình quân của Việt Nam... trong một năm?

Đến đây, F không có gì thảo luận thêm nữa. Riêng trang tailieuvietnam.net và trang kho.tailieuvietnam.net là hai trang riêng hoàn toàn. Trang báo chí thì hoàn toàn có bản quyền.

Về cuốn sách Feedback Control Theory, tác giả cung cấp miễn phí trên mạng, do vậy, F hoàn toàn được phép cung cấp cho mọi người. Việc dịch lại cuốn sách là cũng được phép, chỉ riêng giai đoạn xuất bản (dù là publish trên mạng hay in thành sách, không xét đến vấn đề tiền bạc ở đây, F chỉ đề cập vấn đề đưa ra công chúng) thì phải liên hệ với tác giả mà thôi. Điều này thì F sẽ thực hiện khi nào cuốn sách được định hình một cách sơ bộ.

Cuốn sách mới dịch tới chương 2, còn 5 chương nữa theo dự kiến. F rất mong mọi người cùng tham gia.

Về hội đồng robotics ở tlvn, mình rất mong có người tham gia vào để cùng làm. Nếu có bạn tham gia nữa thì rất là tuyệt.

Trân trọng.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 14-11-2006, 06:39 PM   #4
odense
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Bài gửi: 23
:
Trích:
Nguyên văn bởi falleaf View Post
Trước tiên, xin nói về mặt bản quyền như sau:

1) Thời gian đầu chưa ban hành luật lệ trên tlvn, nên chưa quan tâm đến vấn đề bản quyền. Sau này sẽ công bố luật đại loại như "Nếu có thành viên nào thông báo về việc có tài liệu không có bản quyền, ban điều hành sẽ xem xét và loại bỏ tài liệu đó."

2) Câu hỏi thứ hai là, chúng ta đang làm gì? Bạn muốn toàn bộ sinh viên VN phải mua một cuốn sách khoảng 60$ đến 250$ để đọc, trong khi tổng hai con số này là GDP bình quân của Việt Nam... trong một năm?

Đến đây, F không có gì thảo luận thêm nữa. Riêng trang tailieuvietnam.net và trang kho.tailieuvietnam.net là hai trang riêng hoàn toàn. Trang báo chí thì hoàn toàn có bản quyền.

Về cuốn sách Feedback Control Theory, tác giả cung cấp miễn phí trên mạng, do vậy, F hoàn toàn được phép cung cấp cho mọi người. Việc dịch lại cuốn sách là cũng được phép, chỉ riêng giai đoạn xuất bản (dù là publish trên mạng hay in thành sách, không xét đến vấn đề tiền bạc ở đây, F chỉ đề cập vấn đề đưa ra công chúng) thì phải liên hệ với tác giả mà thôi. Điều này thì F sẽ thực hiện khi nào cuốn sách được định hình một cách sơ bộ.

Cuốn sách mới dịch tới chương 2, còn 5 chương nữa theo dự kiến. F rất mong mọi người cùng tham gia.

Về hội đồng robotics ở tlvn, mình rất mong có người tham gia vào để cùng làm. Nếu có bạn tham gia nữa thì rất là tuyệt.

Trân trọng.
Đầu tiên: đúng là lâu lắm rồi (khoảng 1 năm) mới quay lại site và thấy site cũng phát triển nhưng những bài viết hoặc tranh luận có giá trị thì dùng là toàn từ F và một vài thanh viên khác. Có vẻ site này MỘT CHIỀU quá thì phải và F đóng vai tro giống Giảng Viên nhiều hơn. Quả thật phải chia sẻ với F về sự cố gắng và bận rộn này. Chúc tiếp tục thành công.

Tuy nhiên, có lẽ F vẫn chưa hiểu đúng ý O đề cập trong vấn đề bản quyền thì phải. Xin nói rõ một chút.
Như đáp lại số 1 của F về vấn đề luật lệ thì dường như F chỉ quan tâm luật cho riêng site này thôi ) mà quên rằng gần như tất cả tài liệu mà F đang lưu trữ đều có bản quyền của tác giả và các nhà xuất bản của Thế Giới. Điều đó nói lên cái gì ??? Việc lập kho dữ liệu và chia sẻ tài liệu như tailieuvietnam.net ví dụ như một số sách và bài báo của ICRA chẳng hạn, là việc phân tán tài liệu. Vì thế, nếu chiếu theo luật thì không ôn đâu và các làm đó nên xem xét lại vì có thể bây giờ site chưa có tiếng gì nhiều nhung biết đâu đên lúc nào đó nó phát triên như F mong đợi và lúc đó ko chỉ có Vnese vào mà còn người nước ngoài vào nữa thì sao ). Chắc F cũng đã từng nộp bài cho IEEE confs or Journals thì F đã thấy việc họ bắt ký Copyright transfer và argeement cụ thể như thế nào )

Như sự đáp lại sô 2 thì tôi đã nói từ đầu là: Ý định hay nhưng cách làm chưa đúng thì chưa đến đích được. Đơn giản, VN muốn vào WTO thì phải theo luật thế giới thôi, chứ còn cứ bảo là tôi chẳng quan tâm đến copyright hay gi đó, tôi không cần biết công ước Bern là gì thì chắc thế giới nó lại cô lập thôi, kể cả làm khoa học nữa. Chắc bạn có để ý đến vụ làm Robot của DHBKHCM mà ăn cắp ý tưởng của Swisslab cho Robot Chữa Cháy chứ. Đó là một ví dụ điển hình của một số đơn vị tại VN. Không thể lấy lý do mình ngheo, mình khổ để bất chấp mọi thứ được, nhất là khi mình đang muốn vuơn ra và tranh đua với thế giới về khoa học )

Vì ý tưởng hay của nhóm nên xin được chỉ ra cách làm chưa hay để mong nhóm phát triển hơn.
Đợt tới có thời gian tôi sẽ xin gợi ý cách làm khác mà vẫn đạt được mục đích tập hợp tài liệu và chia sẻ của nhóm.

Chúc thành công.

P/S: Nhân việc này xin nói lại tranh luận của Odense và F về dich tài liệu cách đây khoảng 1 nắm. Rõ ràng qua việc bản quyền này chúng ta cần thấy một điều là: Muốn vuơn ra với thế giới thì cần phải học và làm để đáp ứng những điều tối thiểu họ yêu cầu trước đã rồi sau đó mới làm bạn với họ và làm việc cùng họ được. Vì:
- Muốn đọc được nhiều tài liệu và tìm hiểu được công nghệ thì phải đọc tại liêu tiếng của họ (Anh, Đức, Pháp gì đó), tài liêu gốc càng tốt. Tai sao? Vì chẳng ai trong chúng ta đây có thể dich tai liệu sang tiếng Việt mà thông suốt dược ý nghĩa và không phải cái gì cũng có thể dich được vì không bao giờ có sự tương đồng trong ngôn ngữ, nhất là ngôn ngữ kỹ thuât.
- Công sức để dịch rất tốn kém mà chất lượng so với bản gốc bao giờ cũng giảm đi vì hầu như chúng ta không có những nhà dich thuật chuyên nghiệp (người đã có thâm niên làm khoa hoc trong chuyên ngành đó và có kỹ năng ngôn ngữ giỏi)
- Việc dich sẽ động chạm rất nhiều đến vấn đề Bản Quyền và nếu nó xẩy ra thì khó mà bào chữa được )

Theo tôi, hướng cộng đồng ra ngoài thì tố hơn là đáp ứng tất cả những gì cộng đồng mong muốn.

Trân trọng góp ý!

thay đổi nội dung bởi: odense, 14-11-2006 lúc 06:44 PM.
odense vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-11-2006, 06:05 AM   #5
HaiAu2005
Đệ tử 9 túi
 
Tham gia ngày: May 2006
Bài gửi: 150
:
Những vấn đề mà Odense trao đổi về các tài liệu có bản quyền (copyrighted materials) mà đang được lưu hành và trao đổi trên picvietnam rất đáng phải suy nghĩ và tìm giải pháp hợp lý. Có lần tôi có trao đổi ở đâu đó luật bản quyền như con dao hai lưỡi: lưỡi 1 là bảo vệ những người có khả năng sáng tạo ra các tác phẩm và công trình nhưng lại có thêm lưỡi thứ 2 nữa là hạn chế sự phổ cập thông tin kiến thức tới sinh viên, nói rộng ra tới các nước nghèo như VN. Chính vì vậy việc mà FL và admin của Picvietnam đang làm (gom tài liệu cho TLVN) tôi nghĩ cần phải có giải pháp để hóa giải con dao hai lưỡi này. Có làm được như vậy thì chúng ta mới mong phát triển bền vững, lâu dài và có uy tín được.

H.A.
HaiAu2005 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-11-2006, 07:28 PM   #6
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
1) Đúng, những điều O nói và anh Hùng nói hoàn toàn đúng, điều này F không có gì để phản bác. Tuy nhiên, vấn đề là giải quyết điều anh Hùng nói như thế nào?

Sở khoa học và công nghệ cũng đã có giải pháp bán tài liệu nghiên cứu cho những đơn vị nghiên cứu, bài này cũng đã được đăng lại trên tlvn, những bài như vậy, F tự đăng lại để luôn tự nhắc mình về hoạt động và định hướng đúng cho các diễn đàn và trang web hiện nay. Đó cũng là điều băn khoăn và đang muốn tìm lời giải một cách ổn thỏa nhất. Giữa bản quyền và không bản quyền ở đây, chúng ta phải làm thế nào?

Thực chất, chẳng qua chỉ là sự công khai hay không công khai, rêu rao hay không rêu rao? Còn lại, việc chứa tài liệu như vậy rõ ràng là thằng thế giới cũng làm chứ không phải không.

Một ý đồ giải quyết vấn đề của F, đó là những người nghiên cứu, sẽ có những kho riêng, và họ có quyền lưu tài liệu nghiên cứu và những tài liệu tham khảo của họ vào đó để đọc. Khi họ tìm đọc được ở đâu đó, thì họ có thể lưu vào trang riêng của họ, và khi họ lưu vào trang riêng, tlvn chỉ cung cấp công cụ như kiểu blog và kho lưu trữ...

Và chắc rằng O cũng hiểu rõ ý của F là đang cố tìm cách giải quyết vấn đề này, luật thì không thể lách, nhưng giảm và tránh thì cần phải có một giải pháp tổng thể. Còn nói chuyện không vi phạm thì vào thời điểm này, VN chưa đủ sức để nói điều đó. Đối với O hay với F, chuyện đọc tài liệu tương đối dễ dàng, nhưng trong cùng lúc đó, hãy nghĩ xem có bao nhiêu người còn cần tài liệu nữa? Tạm thời hãy giữ ở một mức độ quan điểm vừa phải và cân nhắc. F rất đồng ý với ý kiến của anh Hùng, tìm giải pháp cho con dao 2 lưỡi này. Còn nếu nói không một cách tuyệt đối, xin thưa rằng không thể đâu.

Một thí dụ điển hình, bọn nước ngoài không ăn cắp của VN sao? Vd: www.joomlart.com, phải nói trang này anh Hùng làm, là một niềm tự hào của dân VN, đưa được ra thế giới, và có tiếng trong cộng đồng Joomla. Thế tên nào là tên ăn cắp, thực chất bọn nước ngoài hack và null đầy đó thôi.

Lại đi xa hơn đến P2P hay www, chia sẻ công khai trên www và trên p2p thì trên www là bất hợp pháp, còn trên p2p là hợp pháp? Làm chậm tốc độ download đi sẽ thành hợp pháp, và tăng tốc độ download lên là bất hợp pháp? Hình như điều này cũng không quy định. Và thực tế là bọn nước ngoài nó làm ra cái p2p, mấy nguồn của Pháp, Đức, Nga, Hàn là nổi tiếng nhất, trong khi bản quyền thì ở đâu lên án nhiều nhất?

Lại nói thêm chuyện F có dịp nói chuyện với một giáo sư người Đức khi sang Werner chơi, ông này trao đổi một số khái niệm về bản quyền với F, nhưng nó hơi dông dài, nhưng đại ý rằng, châu Âu đang nghĩ ra một cách mới khi nói về bản quyền. WTO là một cái mốc quan trọng, nhưng nó không thay đổi được tốc độ phát triển thực sự của thông tin.

2) Về vấn đề dịch tài liệu, O hãy đọc bài viết của F khi kêu goi dịch tài liệu.

Nếu như không đồng ý với ý của F, cho rằng cứ học tiếng nước ngoài để nghiên cứu khoa học, thì ý F đã quá rõ ràng rồi. Có thể quan điẻm và tư tưởng của mình khác nhau. F đi học ở nước ngoài, và vẫn luôn là người VN, và F luôn tự tin khi nói "anh yêu em" chứ không nói "I love you". Và khi F muốn VN có thể nghiên cứu, viết sách, viết tài liệu hướng dẫn. Trước tiên, hãy học và đọc sách của những người có điều kiện viết hơn mình.

Khi anh không đọc nhiều sách, anh không thể viết được sách. Đó là điều chắc chắn. Vậy khi anh không đọc nhiều sách tiếng Việt, anh sẽ không thể viết sách tiếng Việt. Sách tiếng Việt của ta còn ít, vậy thì hãy bắt đầu bằng cách dịch, để 10 năm sau, sẽ có nhiều sách tiếng Việt hơn.

Chúng ta học ngoại ngữ để thuận tiện hơn trong nghiên cứu, chứ không phải chúng ta phải học ngoại ngữ. F rất khuyến khích thành viên học ngoại ngữ, cho nên mở ra English Forum, và mời một số bạn ở nước ngoài tham gia vào, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên VN trao đổi giao lưu... trên sân nhà, để có thêm sự tự tin thoải mái. Nhưng Liên Xô dịch sách như giã gạo, trở thành kỳ phùng địch thủ của Mỹ suốt mấy mươi năm, Hàn Quốc từ một nước nghèo xơ trở thành rồng châu Á, hãy xem số sách mà họ dịch.

Chúc vui
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 15-11-2006, 09:31 PM   #7
HaiAu2005
Đệ tử 9 túi
 
Tham gia ngày: May 2006
Bài gửi: 150
:
Hướng dịch thuật sách tiếng nước ngoài (tiếng Anh) sang tiếng Việt là hướng đúng đắn. Tôi rất ủng hộ theo hướng này. Tôi đã từng trao đổi với nhiều người và từ kinh nghiệm của bản thân trong việc học và sử dụng ngoại ngữ tôi thấy rằng phải dịch thuật sách tiếng nước ngoài sang tiếng Việt chúng ta mới làm được việc lớn và phổ biến được kiến thức cho nhiều người Việt Nam khác không có điều kiện và khả năng học ngoại ngữ. Nếu lấy một số con số đơn giản minh họa như sau: hàng năm có chừng 20-25% số học sinh phổ thông vào đại học (số học sinh phổ thông này chiếm bao nhiêu % dân số VN?, coi như chiếm 1/4 dân số VN đi!), số sinh viên này là những người mà tôi coi là có cơ hội học được và sử dụng được ngoại ngữ. Số sinh viên này cộng thêm với số khác học ngoại ngữ để có thể có trình độ đọc hiểu trực tiếp được sách tiếng nước ngoài sẽ chiếm con số bao nhiêu % dân số VN? Tôi giả sử tổng số người biết đọc và sử dụng ngoại ngữ VN chừng 10-15% dân số VN (85 tr) tức là có khoảng từ 8-10tr người VN biết đọc trực tiếp tiếng nước ngoài thì cón lại khoãng 70 tr người khác không đọc được trực tiếp tài liệu bằng tiếng nước ngoài? Có thể con số 10-15% hơi nhỏ, vì không có con số thống kê chính xác, tôi cứ cho con số người biết đọc trực tiếp tài liệu tiếng nước ngoài tới 25-30% dân số VN (1/4) đi thì cũng còn chừng gần 3/4-2/3 dân số VN không thể đọc được trực tiếp sách tài liệu bằng tiếng nước ngoài (cứ cho là tiếng Anh đi) - con số 25-30% này có thể gần với con số 60-70% dân số VN làm nông nghiệp và những nghề lao động giản đơn không học được ngoại ngữ. Như vậy nếu không có dịch thuật và không có sách tiếng Việt thì làm sao có thể truyền bá và phổ biến kiến thức vào VN được? Nếu có được những con số thống kê chính xác tôi cho rằng nhu cầu đọc sách tiếng Việt sẽ chiếm đại đa số.

Công việc dịch thuật phải được tiến hành liên tục và thường xuyên từ thế hệ này sang thế hệ khác song song với việc dạy và học ngoại ngữ. VN không thể và chưa thể là một quốc gia mạnh để có thể đem tiếng Việt đi truyền bá cho các nước cho nên chúng ta phải học hỏi ở nước ngoài, điều đó có nghĩa là rất nên khuyến khích và tổ chức việc dịch thuật có hiệu quả tốt. Việc dịch thuật có nhiều lợi ích vừa truyền bá được kiến thức công nghệ vào VN lại vừa làm giàu cho vốn từ vựng tiếng Việt, tăng sách vở tài liệu tiếng Việt giúp cho nhiều người VN hơn có thể tiếp cận tới kho tri thức thế giới. Làm được như vậy chúng ta phổ cập kiến thức được theo nhiều con đường khác nhau tới những người dân bình thường nhất. Nếu chúng ta chỉ sử dụng ngoại ngữ không thôi, e rằng lại lặp lại vết xe của lịch sử là sử dụng chữ Hán đã làm hạn chế việc truyền bá kiến thức trong dân chúng, và cũng hạn chế việc viết sách vở tài liệu bằng tiếng Việt.

Từ kinh nghiệm của các nước phát triển trong vùng châu Á, tôi thấy rằng dịch thuật đã mang lại sự phát triển đất nước, và phát triển cả nền học thuật lẫn khoa học công nghệ cho các nước như Nhật, Hàn Quốc, Đài Loan. Người Nhật đã từng dịch thuật sách vở nhiều chủng loại từ thời kỳ lâu lắm rồi, họ có quan hệ với Hà Lan cách đây hơn 400 năm về kỹ thuật hàng hải và vũ khí, rồi chính phủ Nhật đã thành lập hẳn một Văn phòng dịch thuật vào năm 1811 để đưa ra kế hoạch dịch sách phục vụ độc giả người Nhật.

Còn về bản quyền, tôi nghĩ và rất hi vọng rằng trong tương lai không xa có thể luật bản quyền sẽ có những điều khoản thay đổi, vạn vật luôn biến đổi mà, trong đó có điều khoản về dịch thuật có thể sẽ được nới lỏng ra, nghĩa là lúc đó các luật bản quyền có thể sẽ coi dịch thuật là một công trình sáng tạo từ công trình gốc và người dịch sẽ là tác giả thứ hai của bản gốc và đem hồn ngôn ngữ của người dịch vào bản gốc để chuyển tới một cộng đồng khác vì nếu không có người dịch một tác phẩm hay công trình bằng một ngôn ngữ nào đó chỉ có thể được phổ biến trong cộng động của ngôn ngữ đó mà thôi. Dịch thuật có thể không còn nếu chừng nào mà tòa nhà đại thế giới (the Earth family!) dùng chung một thứ ngôn ngữ chẳng hạn.

Hải Âu
HaiAu2005 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2006, 08:45 AM   #8
odense
Đệ tử 1 túi
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Bài gửi: 23
:
O rất vui vì ít nhất cũng đã có thêm người quan tâm đến vấn đề này ngoài F, O, Sumo. Qua đây, O cũng nẩy ra một câu hỏi (tự hởi thì đúng hơn) rằng còn những thành viên khác của picvietnam và các bạn viếng thăm thì sao? Có phải là các bạn đó không quan tâm đến vấn đề này vì nó chẳng đáng quan tâm )
Xin trao đổi thêm với F và HA về vấn đề bản quyền và dịch thuật là thế này:

Bản Quyền:
Những gì F nói ở trên, theo O là không có tính thuyết phục và không hợp thức hóa được vấn đề. Vấn đề ở đây theo O có thể nằm từ sự nhận thức đối vấn đề bản quyền và chưa coi nó nắm ở tầm nghiêm trong. Tai sao?
- F lấy ví dụ về việc bon nước ngoài nó ăn cắp của VN từ trang www.joomlart.com và sau đó hỏi rằng ai ăn cắp ở đây ). Trước hết, O nghĩ rằng F không nên phân biết Thằng Ăn Cắp VN với Thằng Ăn Cắp Nước Ngoài mà chỉ nên hợp nhất lại là THẰNG ĂN CẮP thôi ). Đã là ăn cắp thì không thể biên minh gì cho hành động đó được và cứ căn theo luật thì là phạm tội, VN hay Nước ngoài cũng thế thôi.
- Tiếp theo, F lấy ví dụ về p2p và nhấn mạnh là nó được làm bởi bọn nước ngoài. Đúng vậy, tác giả của nó là hai thằng người Denmark và Sweden, (thêm chút thông tin vui: hai thằng này cũng là tác giả của Skype thì phải )) hai nước phát triến và sạch sẽ bậc nhất thế giới về luật pháp và sự minh bach trong luật pháp, trong đó bản quyền là một vấn đề luôn được đề cao. Tuy nhiên, p2p thì chẳng có tội gì cả và tác giả của p2p thì chẳng có phạm tội gì cả. Việc p2p ngày nay bị coi là công cụ của việc ăn cắp bản quyền nhưng không vì thế mà chúng ta có thể coi tác giả của p2p là người làm sai luật. Lỗi nằm ở người sử dụng, nhận thức của người sử dụng và mục đích sử dụng p2p mà thôi. Nó chẳng khác gi việc chúng ta thì dùng dao để thái đồ ắn nhưng thằng giết người thì nó dùng dao để giết người, vậy thì làm sao kết tội rằng tác giả sáng tạo ra con dao là có tôi được ). Và xin được nói thêm là, những sách e-book mà chúng ta có là tự việc phân tán từ những phương tiện dịch vụ như là p2p, trong đó tiếp tay chính lại từ nhưng người làm khoa học có điều kiện tập hợp thông tin, tài liệu nhưng là phân tán nó mà không có nhận thức một cách đầy đủ về quyền lợi và trách nhiệm của người đó trong môi trường họ đang làm việc.
- Điều cuối, F có đề cấp đến việc nó chuyện với một GS người Đức và có đề cập đến việc Châu Âu đang làm gì đó cho vấn đề bản quyền và sau đó nói về WTO như một cái mốc (chắc là tham chiếu tới chuyện O lấy WTO làm ví dụ để minh chứng cho việc cần phải làm gì khi chúng ta muốn tham dự vào cuộc chơi chung, cuộc chơi có tính quốc tế). Xin được trình bày quan điểm cá nhân cho vấn đề này như sau: Thứ nhất, F nói đúng rằng là rằng ông GS Đức đó chỉ nói dông dài về vấn đề bản quyền. Đúng vậy, tại sao? Vì có thể ông ta không thật sự quan tâm lắm đến vấn đề copyright vì ông ta chỉ là nhà khoa học thuần túy. Mặt khác, theo O được biết thì bởi vì ở Châu Âu, việc giáo dục, phổ cập, và truyền bá luật pháp đã có từ khá lâu trong văn hóa sống và làm việc, và được làm ngay từ khi những đứa trẻ mới bước vào trường học. Chính vì thế, việc Nhận Thức của dân Châu Âu về nhưng vấn đề liên quan đến pháp luật rất rõ ràng và có chứng kiến về vấn đề này. Theo O, có thể ông GS này không nắm được luật cụ thể, các điều khoản ABC nào đó về bản quyền, nhưng chắc chắn ông ta nhận thức rất đúng đắn cho việc ông ta làm liên quan đến vấn đề về bản quyền, tác quyền. Và theo O cũng được biết, ở Á Châu thì sự nhận thức này lại chưa được cao như người dân Châu Âu vì nó nằm nhiều ở văn hóa sống và lạm việc, và vấn đề truyền bá cũng như minh bạch thông tin, pháp luật, kể cả nhưng nước rất phát triển như Nhật, Hàn Quốc, hay cả Singapore nữa vẫn còn nhiều yếu kém trong vấn đề này chứ không nói gì đến TQ hay VN (hai nước đứng đầu trong danh sách sổ đen của TG về vấn đề ăn cắp bàn quyền, tác quyền). Nói vậy thì cũng phải nói lạ là, không có nghĩa dân Châu Âu họ không làm sai. Sự khác biệt nằm ở chỗ họ biết đó là sai và họ phải lựa chọn cho việc chấp nhận trả giá cho cái sai đó hay không mà thôi. Nhận Thức, theo O đó là sự khác biệt chính giữa các nước Châu Âu và Á Châu. Và đề cập đến việc vào WTO, F nói cũng rất đúng rằng nó không Ngay Lập Tức thay đổi được tốc độ phát triển thông tin của VN nói riêng, và các nước khác nói chung. Tuy nhiên, như đã nói ở trên, việc Odense đề cập đến việc VN ra nhập WTO chỉ nhấn mạnh một điều rằng: muốn được TG thừa nhân, muốn chơi được với TG thì chúng ta phải chấp nhận LUÂT CHƠI CHUNG, mà trong trường hợp của VN thì chúng ta phải theo luật chơi chung của TG là chính, thay vì chúng ta bắt TG theo luật của chúng ta ). Xin nhấn mạnh rằng, tại sao chúng ta phải mất 11 năm theo dõi, học hỏi, và cuối cùng là đàm phán để được gia nhập WTO. Câu trả lời là vì chúng ta còn thiếu quá nhiều thứ để có thể theo kịp và đáp ứng cuộc chơi này. Nói như ông Vũ Khoan hay ông Trương Đình Tuyển thì nguyên nhân chính là chung ta phải thay đổi lại cơ cấu luật pháp, phải tích lũy và phát triển năng lực (nội lực) để đáp ứng với yêu cầu mà cuộc chơi này đề ra và sự chuẩn bị đó để chúng ta không bi knock out ngay khi chúng ta ra nhập. Vi vậy, theo O thì có thể WTO không ngay lập tức thay đổi được mọi thứ nhưng việc đầu tiên nó giúp chung ta thay đổi rất nhiều về nhận thực trong việc hòa nhập và cùng phát triển với thế giới, cái mà chúng ta đang rất thiếu (nói như lời của rất nhiều lanh đạo doanh nghiệp trong nước). Và theo O thì khi đã thay đổi được nhận thức, hiểu được luật của cuộc chơi thì chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng khả năng của chúng ta (kể cả lách luật) để đạt được mục đich chúng ta muốn.

Dich Thuật:
Đầu tiên, phải nói rõ là O chưa bao giờ phản đối hay hiểu sai về lợi ích của Dich Thuật. Như đã thảo luận ở trên, Odense chỉ nhấn mạnh rằng việc sử dụng được tài liệu gốc mà không qua dich thuật là tốt nhất (ai ai cùng hiểu vấn đề này rồi) và sự phiên toái trong vấn đề bàn quyền, khả năng và kỹ năng dich thuật mà thôi. Tuy nhiên, vấn đề chúng ta phải nhìn nhận ở đây là MỤC ĐÍCH và HƯỚNG ĐI khi chúng ta (nói rõ là F, HA và bạn bè, tôi thì chưa xây dựng được gì cả hehe) xây dựng forum, xây dưng kho tài liệu để cho nhưng người làm khoa học và yêu thích khoa học vào đó tìm hiểu. Vậy vấn đề chúng ta cần nhìn nhận về đối tượng tham gia, phương thức xây dựng, khả năng và năng lực cho phép... để quyết định hướng làm. Odense xin phân tích vui như sau:
- Đối tượng tham gia: là các bạn trẻ đang làm khoa hoc và yêu thích khoa hoc vào để thảo luận vể robotics, về điện tử, về viên thông... Vậy ít nhất họ cũng có kiến thức, và đam mê nhất định về vấn đề này và họ chắc cũng khá quen với việc sử dụng Internet để tìm hiểu nhưng vấn đề họ cần, việc tiếp cận với Tiêng Anh, tiêng Pháp ... hay Tiếng Hàn, Nhật chắc cũng có rất nhiêu người đã làm.
- Phương thức xây dựng: tạo ra một cộng đồng và thúc đẩy cộng đông đó trong khoa học. Tạo ra một thư viện online để giúp các thành viên trong cộng đồng có thể học tập và chia sẻ từ thư viện đó. Tuy nhiên, phải thấy rằng đồng sẽ chỉ bó hẹp trong VN nếu như chúng ta dùng tiếng me. đẻ và lúc đó F hay anh HA sẽ lại đóng vai trò như tutor mà thôi, nó là vấn đề MỘT CHIỀU như Odense đề cấp trước đây ). Hơn nữa, thư viện mở thì sẽ dính đến vấn đề bản quyền, tác quyền cho các văn bản dịch và truyền bá bản dịch đó nếu như chúng ta không nắm rõ cho từng trường hợp cụ thể.
- Khả năng và kỹ năng dịch: chắc là cả F, anh HA và O đây cũng không thể nó cứng rắng tiêng anh của chúng ta Ok, chuyên môn của chúng ta cũng Ok để chúng ta có thể chuyển tải tốt được những từ bản dich gốc. Ví dụ đơn giản mà chung ta đểu biết rằng tốt hơn hết chúng ta nên đọc và hiểu tiếng nước ngoài (VD: tiếng anh) bằng tiếng anh, thay vì hiểu nó bằng tiếng me. đẻ vì có rất nhiều câu, thuật ngữ chung ta chằng thể nào dich được nó chọn vẹn sang tiếng me. đẻ của chung ta cả. Tôi nghĩ F, các admin và công tác viên tích cực của forum này đều biết và hiểu điều đó rất rõ.

Vậy, trong giới hạn của forum này, của tài liệu online kia, và dựa trên đối tượng của forum và thư viện, mục địch của forum và thư viện cũng như khả năng mà chúng ta có, chúng ta nên lựa chọn hướng đi nào để có thể phát triên cộng đồng một cách nhanh nhất ???
Odense suy nghĩ là:
- Đúng, ngôn ngữ chỉ là công cụ, không hơn không kém. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng chính là điều kiện rất cần thiết để chúng ta có thể mở toang được cánh của tri thức ra với thế giới (giống như chúng ta ra nhập WTO vậy). Xin hỏi rằng, F sang Korea học bằng tiếng gì, Odense đoán chắc đó là tiếng Anh. Xin hỏi rằng, GS của F sử dụng tiếng Anh có nhiều không, O đoán rằng, hiện giờ ông ta sử dụng nhiều chăng kém gì tiếng Hàn cả (vì ông ta phải làm việc với F, phải dậy SV nước ngoài, phải đọc sách và cập nhật kiến thức, phải trả lời email với bạn bè trên thế giới, phải tổ chức hội thảo, thuyết trình....). Rồi sinh viên bản địa của Hàn làm thế nào để học khi ông GS đó giảng bằng Tiếng Anh, mặc dù ông ta là người hàn ). Xin hỏi anh HA rằng có thể anh sang Nhật anh học bằng tiếng Nhật (ko biết bác HA có học ở Nhật không nữa, cứ lấy ví dụ vây đi), tuy nhiên GS nếu có dậy bác bằng tiếng Nhật thì sách và tài liệu cũng bằng tiếng Anh nhiều làm phải không bác? và bản thân bác thì cũng khoai tiêng anh hơn phải không? Chắc là vậy rồi vì sử dụng tiếng anh thì có thể đi hội thảo quốc tế một cách thoải mái, tìm kiếm tại liêu, thông tin cũng nhanh hơn, tiên hơn mà. Và xin được nói thêm là O đã ở Hàn 3 tháng, ở Nhật 3 tuần và tiếp xúc và làm việc với rất nhiều các nghiên cứu viên người Hàn, Nhật trong công việc cũng như ở hộ thảo. Điều mà O cảm nhận thấy và bản thân nhưng người bạn đó chia sẽ chính là sự yếu kém của họ trong vấn đề sử dụng tiêng anh, chủ yếu là nói (viết họ viêt rât tốt và hay) và họ tâm sự rằng đó là cũng đang là sự tư ti của họ khi đi ra với thế giới đó các bạn ạ. Thêm nữa rằng, F ở Hàn thì F chắc biết rằng rất nhiều Prof (có thể cả Prof của F) hầu như đều tốt nghiệp từ Mỹ, Canada, Anh..., vì sao vậy? Chắc chắn việc lựa chon các nước nói tiếng anh cũng là sự ưu tiên chính của đây bạn a. Vậy mà họ vẫn còn khá tự ti khi đi ra ngoài thế giới đó.
Và vì vậy Odense không nghĩ như F nói rằng vì Hàn thành con Rồng vì họ dich sách đâu, chỉ một phần nào thôi. Nói đúng hơn là chỉ để đáp ứng tạm thời tại một thời điểm nhất định. Có lẽ nó nằm từ chính sách giáo dục đây bạn à, mà trong đó theo O nghĩ thì việc cần thiết mà hộ làm được đó là hiệu quả hóa việc dạy và học ngôn ngữ nước ngoài, chứ không như Vn chúng ta khi mà chúng ta đều được học ít nhất 7 năm ngoại ngữ Trung Học và thêm 4 Nằm Đai học nhưng chẳng mấy bạn nói được một câu đẩy đủ ngoài I love you. Có lẽ nó là văn hóa sống và làm viêc của tưng dân tộc như Odense đề cập ở trên đó.
Nhưng, không phải vì vậy mà Odense phủ nhận đi cái hay, hay thiếu sự coi trong với tiêng Viêt đâu nhé. Tiếng viêt của chúng ta rất tuyệt đây (nhất là chuyện cười và chuyện hài VN các bác nhỉ, thâm thúy lắm). Tuy nhiên, nếu F yêu một cô nào đó người nước khác thì F chẳng phải nói I love you hay sao )))) hoặc một cô người Hàn thi không Sa rang he ah )) Hay F lại nói "Anh Yeu Em" với họ ))). Tiếp cận với thế giới nó cũng chẳng khác khác gì có cô người yêu người nước ngoài đâu các bác ạ (nói như bác Trương Đình Tuyên đề cập về vự chúng ta ra nhật WTO: "chúng ta đa cưới vợ đúng thời điểm") .

Xin được tranh luận thêm với bác HA về vấn đề dich thuật như sau:
- Đâu tiên, O đống ý với quan điểm về phát triên dịch thuật của bác và những con số thông kê cơ bản bác dưa ra là những dân chúng đúng cho vấn đề này (nếu không muốn nói là hơi quá số người có thể đọc và hiểu tai liệu bằng tiêng Anh tốt, vì rất nhiều Prof nhà mình con chưa nói được chữ TA nào mà, chính vì vậy trong luật phong Prof mới mới có thêm điểm khoản là phải thông thạo ngôn ngữ ) hơi buồn cười với yếu câu này và O chằng thấy nó cần thiết gì cho lắm, nhất là GS về VN học hoặc Hán nôm học mà lại bắt phải nói thông viết thạo 3 ngoại ngữ mà không có tiếng TQ thì phải hehe). Tuy nhiên, thời gian vần đều trôi, thế giới này vẫn phát triển, theo O, nếu chúng ta có phương án giáo dục và thúc đẩy giáo dục đúng hướng thì chỉ 20, 30 nắm nữa người Vn cũng có thể sử dụng TA, Tieng Phap... tốt chằng khác các dân tộc khác, như khối Bắc Âu chẳng hạn. Nhân đây, lấy một ví dụ buôn cười của Malaysia về vấn đề này để bác thấy: Malaysia bi chiêm đông bởi Uk vì vậy trước kia TA được sử dụng rộng rãi ở đây, kể cả trong trường học, tuy nhiên, vì đầu thập niên 80, chính phủ Malay muốn tiếng Malay được coi trong hơn và vị vậy, họ bắt các trương từ mực High School trở xuống phải dậy tiếng Malay và coi TA chỉ là ngôn ngữ nước ngoài. Tuy nhiên, sau hơn 10 năm thử nghiêm, nên giáo dục của hộ thụt lùi, kinh tế anh hưởng bởi sản phẩm đào tạo không đáp ứng được, đâu nhưng nắm 90, Malaysia đã thay đổi giáo dục trở lại băng TA. Tuy nhiên, khi tôi sang Malaysia thì thấy mọi người vẫn nói với nhau bằng tiếng Malay, chỉ khi tôi nói TA họ mới trả lời băng TA thôi, kể cả mấy chú lái xe Taxi cũng nói TA khá OK. Ví dụ đó nói lên điều gì, chằng có gì phải lo việc hạn chế sách vở bằng tiếng Việt và cũng chẳng sợ mất đi sự phong phú của TV, nếu chúng ta có chính sách đúng. Bên cạnh đó, chúng ta sử dụng tốt TA sẽ chỉ giúp chúng ta dễ hòa nhập với TG hơn mà thôi.
Và chính vì vậy, theo tối, việc dich thuật bây giờ vẫn là cần thiết nhưng chỉ để giải quyết cho nhưng người đã ko có điều kiện để học ngoại ngữ thôi (nói vui là số người tồn đọng vì thời thế) và chắc chỉ tồn tại khoăng 20-30 năm nữa là tối đa. Nếu bác để ý, thì đợt vừa rồi báo chỉ Vn có nói đến nhiều việc thành lập Đai Học Quốc Tế với việc sự dụng TA là chính để có thể mời giáo sư nước ngoài vào dậy. Rồi một số trường tiểu và trung học ở Saigon, Chu văn An ở Hanoi đã phổ cập ngoại ngữ như tiêng Anh, tiêng Nhật rồi đó sao.
Tai sao SV VN phải sang Hàn, Nhật, rồi cả Malaysia, Philipin để học bằng TA??? Tai sao chúng ra không làm gì để SV các nước khác sang VN học bằng TA nhỉ??? Tai sao không? Chúng ta phải bắt đầu như thế nào, làm gì từ bây giờ. Và chỉ với diễn đàn nhỏ này này, chúng ta nên làm gi để thúc dẩy cộng đồng hướng đến khoa học???. Tai sao chúng ta không thúc đẩy các bạn sử dụng TA nhiêu hơn, tự khám phá nhiêu hơn thay vì cần một cầu nối dich thuật ở giữa mà các bạn ấy qua trông chờ vào chẳng hạn. Tai sao chung ta không thể xóa nhòa đi Danh Giới của vấn đề NHẬN THỰC và THÓI QUEN nhỉ???

Cuối cùng, mong các bạn hiểu rằng, nhưng thảo luận của O về bản quyền, về việc dich thuật chỉ là những ý kiến chéo chiều, nhằm giúp chúng ta sáng tỏ hơn, đinh hướng đúng hơn những gì chung ta đang theo đuổi. Với ý tưởng rất hay của những forum như thế này, của tlvn, nhưng tranh luận này chì là từ suy nghi của Odense khi Odense mong muốn các bạn chọn được đường đi cho đúng để không vấp ngã trước khi tới đích.
Mong sự tranh luận và góp ý thẳng thắn.
P/S: Về việc làm thế nào để hóa giải con dao hai lưỡi như HA đề cập, Odense cũng có biết vài cách, xin được trao đổi cùng bạn sau nhé. Chúc vui!
odense vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2006, 04:10 PM   #9
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Trước tiên mình trả lời vài ý của bạn về vấn đề nội dung thông tin

Trích:
Nguyên văn bởi odense View Post
Bản Quyền:
- Việc p2p ngày nay bị coi là công cụ của việc ăn cắp bản quyền nhưng không vì thế mà chúng ta có thể coi tác giả của p2p là người làm sai luật. Lỗi nằm ở người sử dụng, nhận thức của người sử dụng và mục đích sử dụng p2p mà thôi.
TLVN cũng chẳng có lỗi gì cả, vấn đề nhận thức nằm ở người sử dụng mà thôi. TLVN chỉ là một công cụ, cho phép người ta upload, download, cho phép ngừoi ta viết báo. Còn việc người ta sử dụng nó sai mục đích thì sao lại quy chụp cho F? Lỗi của F là chưa ban hành cái gọi là điều lệ, vậy thì F sẽ ban hành để miễn trách nhiệm cho TLVN, nhưng không phải lúc này, vì công nghệ nó chưa ổn lắm.

Trích:
- muốn được TG thừa nhân, muốn chơi được với TG thì chúng ta phải chấp nhận LUÂT CHƠI CHUNG, mà trong trường hợp của VN thì chúng ta phải theo luật chơi chung của TG là chính, thay vì chúng ta bắt TG theo luật của chúng ta ). Xin nhấn mạnh rằng, tại sao chúng ta phải mất 11 năm theo dõi, học hỏi, và cuối cùng là đàm phán để được gia nhập WTO. Câu trả lời là vì chúng ta còn thiếu quá nhiều thứ để có thể theo kịp và đáp ứng cuộc chơi này. Nói như ông Vũ Khoan hay ông Trương Đình Tuyển thì nguyên nhân chính là chung ta phải thay đổi lại cơ cấu luật pháp, phải tích lũy và phát triển năng lực (nội lực) để đáp ứng với yêu cầu mà cuộc chơi này đề ra và sự chuẩn bị đó để chúng ta không bi knock out ngay khi chúng ta ra nhập. Vi vậy, theo O thì có thể WTO không ngay lập tức thay đổi được mọi thứ nhưng việc đầu tiên nó giúp chung ta thay đổi rất nhiều về nhận thực trong việc hòa nhập và cùng phát triển với thế giới, cái mà chúng ta đang rất thiếu (nói như lời của rất nhiều lanh đạo doanh nghiệp trong nước). Và theo O thì khi đã thay đổi được nhận thức, hiểu được luật của cuộc chơi thì chúng ta hoàn toàn có thể vận dụng khả năng của chúng ta (kể cả lách luật) để đạt được mục đich chúng ta muốn.
Nói thiệt, nó chuyện quá xa xôi, F không nói được, chuyện của các bác to để các bác ấy giải quyết. F người nhỏ, làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình. F chỉ đơn giản nhận thấy một điều, chúng ta cần giải quyết vấn đề bản quyền. Khoan nói TLVN, nói về picvietnam thôi.

Chúng ta thấy rất rõ, chúng ta cần giải quyết vấn đề bản quyền cho picvietnam. Oki gần như xong. Còn chuyện bản quyền của TLVN, để TLVN giải quyết. Sắp tới đây, toàn bộ những cái gì gọi là không có bản quyền, thì sẽ được di chuyển đi chỗ khác hết. Picvietnam trong sạch!

Chuyện nào ra chuyện đó, toàn bộ hệ thống diễn đàn về điện tử: www.dientuvietnam.net, www.picvietnam.com, www.avrvietnam.com, ... và nhiều trang cộng tác khác nữa, sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề bản quyền. Như vậy, nói về mặt tỉ lệ, chúng ta có khoảng 10 trang có bản quyền, và chỉ có một trang không có bản quyền là TLVN. Thay vì nếu không làm TLVN, thì 1 chục trang, tên nào cũng tay nhuốm máu.

Các bạn thừa nhận điểm này chứ. Nếu thừa nhận điểm này, chúng ta sẽ giải quyết vấn đề của TLVN sau. Có lẽ sẽ thảo luận ở mục cuối cùng dưới đây.

Trích:
- Đúng, ngôn ngữ chỉ là công cụ, không hơn không kém. Tuy nhiên, ngôn ngữ cũng chính là điều kiện rất cần thiết để chúng ta có thể mở toang được cánh của tri thức ra với thế giới (giống như chúng ta ra nhập WTO vậy). Xin hỏi rằng, F sang Korea học bằng tiếng gì, Odense đoán chắc đó là tiếng Anh. Xin hỏi rằng, GS của F sử dụng tiếng Anh có nhiều không, O đoán rằng, hiện giờ ông ta sử dụng nhiều chăng kém gì tiếng Hàn cả (vì ông ta phải làm việc với F, phải dậy SV nước ngoài, phải đọc sách và cập nhật kiến thức, phải trả lời email với bạn bè trên thế giới, phải tổ chức hội thảo, thuyết trình....). Rồi sinh viên bản địa của Hàn làm thế nào để học khi ông GS đó giảng bằng Tiếng Anh, mặc dù ông ta là người hàn ).
Chuyện nào ra chuyện đó, không thể đưa một dẫn chứng sai để nói sự việc được. Coi chừng chính O nhận định sai vì thiếu thông tin.

Ở Hàn, đa số người Hàn không nói được tiếng Anh, hoặc nói tiếng Anh rất tệ. Toàn bộ ngôn ngữ, chữ, tên phim.. đều dịch ra tiếng Hàn. Tờ Mi Ne Y To, Rốt Te... Ko Ka Ko La (coca cola)... đại loại vậy, ghi trên sản phẩm bằng chữ Hàn.

Giáo viên Hàn có một vài người trong building dạy bằng tiếng Anh, số còn lại dạy bằng tiếng Hàn, cho nên thường chỉ học với các giáo viên dạy tiếng Anh.

Ở Pháp, năm 2004, họ dạy hoàn toàn bằng tiếng Pháp, đi thực tập nhiều nơi dùng tiếng Pháp. Riêng Lab F làm trước đây bên ICA thì lab này nói tiếng Anh. Hầu hết tất cả mọi nơi trên đất Pháp, người ta biết tiếng Anh, nhưng nói khó, và không thích nói. Ngoại trừ Paris là chỗ du lịch, nói tiếng Anh hơi bị ngon, nhất là mấy em bán vé ở các ga lớn, vừa xinh đẹp vừa nói tiếng Anh hay.

Đây là 2 nơi F biết và sống ở đó ít ra 1 năm mỗi nơi. Còn nơi khác thì F không rành lắm. Còn về vấn đề ngoại ngữ, thử xem diễn đàn English Forum xem tốc độ phát triển của nó thế nào, có thu hút được không, thì chúng ta sẽ đánh giá được tình hình.

Nói chứ, F đi dọc đất nước mình cũng nhiều nơi, cái các bác nói 70\% đó là hình như các bác còn nương nhẹ. Sinh viên tốt nghiệp đại học ngoại ngữ ra, nhất là các trường dân lập, hoặc một số trường ngoài HN và HCM... F không bao giờ có ý chê bai, nhưng F nói là sự thật, chúng ta nên nhìn vào sự thật và tìm cách giải quyết, chứ đừng vỗ ngực quá mạnh, sẽ bị đau...


Trích:
Và vì vậy Odense không nghĩ như F nói rằng vì Hàn thành con Rồng vì họ dich sách đâu, chỉ một phần nào thôi. Nói đúng hơn là chỉ để đáp ứng tạm thời tại một thời điểm nhất định. Có lẽ nó nằm từ chính sách giáo dục đây bạn à, mà trong đó theo O nghĩ thì việc cần thiết mà hộ làm được đó là hiệu quả hóa việc dạy và học ngôn ngữ nước ngoài, chứ không như Vn chúng ta khi mà chúng ta đều được học ít nhất 7 năm ngoại ngữ Trung Học và thêm 4 Nằm Đai học nhưng chẳng mấy bạn nói được một câu đẩy đủ ngoài I love you. Có lẽ nó là văn hóa sống và làm viêc của tưng dân tộc như Odense đề cập ở trên đó.
Nhưng, không phải vì vậy mà Odense phủ nhận đi cái hay, hay thiếu sự coi trong với tiêng Viêt đâu nhé. Tiếng viêt của chúng ta rất tuyệt đây (nhất là chuyện cười và chuyện hài VN các bác nhỉ, thâm thúy lắm). Tuy nhiên, nếu F yêu một cô nào đó người nước khác thì F chẳng phải nói I love you hay sao )))) hoặc một cô người Hàn thi không Sa rang he ah )) Hay F lại nói "Anh Yeu Em" với họ ))). Tiếp cận với thế giới nó cũng chẳng khác khác gì có cô người yêu người nước ngoài đâu các bác ạ (nói như bác Trương Đình Tuyên đề cập về vự chúng ta ra nhật WTO: "chúng ta đa cưới vợ đúng thời điểm") .
Vì thông tin O cung cấp sai, cho nên kết luận này mình không bình luận, vì nó không có giá trị lý luận, với thông tin không xác thực.

Việc tiếp theo thảo luận với bác HA, F xin không thảo luận, vì quan điểm của O với mình về vấn đề ngôn ngữ dân tộc hoàn toàn khác nhau, và nó không liên quan đến kỹ thuật, nên mình miễn tranh luận.


Trích:
Cuối cùng, mong các bạn hiểu rằng, nhưng thảo luận của O về bản quyền, về việc dich thuật chỉ là những ý kiến chéo chiều, nhằm giúp chúng ta sáng tỏ hơn, đinh hướng đúng hơn những gì chung ta đang theo đuổi. Với ý tưởng rất hay của những forum như thế này, của tlvn, nhưng tranh luận này chì là từ suy nghi của Odense khi Odense mong muốn các bạn chọn được đường đi cho đúng để không vấp ngã trước khi tới đích.
Mong sự tranh luận và góp ý thẳng thắn.
P/S: Về việc làm thế nào để hóa giải con dao hai lưỡi như HA đề cập, Odense cũng có biết vài cách, xin được trao đổi cùng bạn sau nhé. Chúc vui!
Rất muốn nghe ý kiến của bạn, để giải quyết vấn đề tlvn. F nghiên cứu về haptics. Với nhiều người, haptics là robot, với F, haptics là cái tool, tùy người ta sử dụng như thế nào mà thôi. Con dao cũng vậy, đừng cố bọc con dao lại, hoặc mài bằng nó đi, hãy học cách múa con dao với những ngón tay. Đó là ý đồ của F là vậy, còn ý của bạn thì F cũng rất muốn nghe.

Quen thuộc....

Chúc vui
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2006, 09:19 AM   #10
HaiAu2005
Đệ tử 9 túi
 
Tham gia ngày: May 2006
Bài gửi: 150
:
Những điều O trao đổi về dịch thuật và sử dụng tiếng Anh có lẽ O đứng trên ngọn và trên quan điểm của những người sử dụng được tiếng Anh. Về cơ bản có nhiều điểm giống nhau song có đôi chỗ khác 'hệ quy chiếu' chút đỉnh. Tôi trao đổi việc dịch thuật trên quan niệm là những người tham gia diễn đàn này hiểu được tiếng Anh thì nên chuyển ngữ (dịch) sang tiếng Việt những tài liệu cơ bản để giúp những người không có cơ hội đọc được tiếng Anh và việc dịch thuật nằm trong 'hệ quy chiếu' ngoài diễn đàn Picvietnam và TLVN.

Về học tiếng Anh và sử dụng tiếng Anh tôi đã trao đổi ở địa chỉ sau, ai quan tâm xin vào đọc:

http://www.dieukhien.net/vn/discuss....d=26&fcatid=61

http://www.dieukhien.net/vn/discuss.php?thid=198

H.A.

thay đổi nội dung bởi: HaiAu2005, 16-11-2006 lúc 09:32 AM.
HaiAu2005 vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2006, 10:37 AM   #11
picvendor
Super Moderator
 
Tham gia ngày: Jun 2005
Bài gửi: 385
:
(chưa đọc 2 link của anh Hải Âu, tôi bàn về việc Dịch thuật từ ý của Odense)

Trích:
Và vì vậy Odense không nghĩ như F nói rằng vì Hàn thành con Rồng vì họ dich sách đâu, chỉ một phần nào thôi. Nói đúng hơn là chỉ để đáp ứng tạm thời tại một thời điểm nhất định. Có lẽ nó nằm từ chính sách giáo dục đây bạn à, mà trong đó theo O nghĩ thì việc cần thiết mà hộ làm được đó là hiệu quả hóa việc dạy và học ngôn ngữ nước ngoài, chứ không như Vn chúng ta khi mà chúng ta đều được học ít nhất 7 năm ngoại ngữ Trung Học và thêm 4 Nằm Đai học nhưng chẳng mấy bạn nói được một câu đẩy đủ ngoài I love you. Có lẽ nó là văn hóa sống và làm viêc của tưng dân tộc như Odense đề cập ở trên đó.
Câu tôi tô đậm lại ở đây, nó là điểm chung trong nhận định của hai bên F,HA và O. Đúng là việc dịch tài liệu nước ngoài về tiếng mẹ đẻ chỉ là một phần trong việc phát triển khoa học của các nước Hàn, Nhật (có thể cả TQ), nhưng xét ở giai đoạn đất nước bắt đầu tiếp xúc khoa học thế giới thì việc đó có tác dụng cực kỳ quan trọng. Nước mình rõ ràng là mặt bằng tri thức không cao, bây giờ buộc phải đi lại con đường Hàn đi mấy chục năm trước. Nếu mình nghĩa rằng nước mình giỏi đến mức đi tắt đón đầu được Hàn, được Thái thì rất lơ mơ.

-> tôi ủng hộ việc dịch tài liệu tiếng Anh ra tiếng Việt, thay vì ném cuốn sách tiếng Anh cho SV đọc. Với SV giỏi, thì bắt họ đọc một cuốn sách tiếng Anh xong phải dịch lại, để họ hiểu tiếng Anh nhanh hơn. Với khoảng 70% SV không đủ khả năng hiểu được quyển sách tiếng Anh đó (hoặc nhìn thấy mấy trăm trang tiếng Anh ngán quá không muốn đọc), thì cho họ đọc tri thức nhân loại bằng tiếng Việt (chấp nhận chất lượng kém hơn bản gốc) vẫn hơn là không có gì.

Trích:
Tai sao SV VN phải sang Hàn, Nhật, rồi cả Malaysia, Philipin để học bằng TA??? Tai sao chúng ra không làm gì để SV các nước khác sang VN học bằng TA nhỉ??? Tai sao không? Chúng ta phải bắt đầu như thế nào, làm gì từ bây giờ. Và chỉ với diễn đàn nhỏ này này, chúng ta nên làm gi để thúc dẩy cộng đồng hướng đến khoa học???. Tai sao chúng ta không thúc đẩy các bạn sử dụng TA nhiêu hơn, tự khám phá nhiêu hơn thay vì cần một cầu nối dich thuật ở giữa mà các bạn ấy qua trông chờ vào chẳng hạn. Tai sao chung ta không thể xóa nhòa đi Danh Giới của vấn đề NHẬN THỰC và THÓI QUEN nhỉ???
Tôi có nhận xét là bạn Odense đứng ở hai trạng thái:
- thuộc nhóm những người Việt đủ khả năng sử dụng tiếng Anh để làm việc với thế giới (nhóm này còn có IQ cao), nên nhìn nhận việc master english là "không khó".
- bàn về vấn đề với tầm nhìn quản lý vĩ mô (câu này tôi không nói mỉa, cũng không khen), hướng đến giải quyết triệt để vấn đề của cả dân tộc.

Phản biện:
- việc học tiếng Anh đối với người Việt là khó, quá khó. Lực lượng trí tuệ đỉnh cao là các SV đại học còn không học được mấy, nói chuyện những người dân bình thường vừa lo kiếm ăn vừa không có người dạy thì càng khó. Các giải pháp để tăng năng lực tiếng Anh bằng với thế giới, chỉ là tập trung vào nhóm có trình độ rất cao và điều kiện kinh tế cao (các ngành đào tạo tài năng ở các trường ĐH lớn, các chương trình đào tạo liên kết nước ngoài). Nếu bàn ở tầm vĩ mô, thì Bộ GDDT đã cố gắng nâng trình độ tiếng Anh của HSSV rồi, nhưng cần có thời gian mới có kết quả. Ta như con rùa đang bò, tăng tốc mấy cũng không nhanh ngay được.

Và thay vì châm lửa vào đuôi cả đàn rùa bắt chúng bò cho nhanh mà ngoạm lấy tri thức khoa học, thì tách một nhóm nhỏ đi lấy từng phần kiến thức về đặt trên đường, như vậy cả đàn trong lúc tiến bớt bị đói. Nhóm tiên phong đó là những người có trình độ ngang tầm thế giới - các du học sinh, những nhà khoa học từng làm việc ở nước ngoài. Phải chấp nhận rằng trình độ tiếng Anh của người mình như tốc độ đàn rùa đó, để có mức đòi hỏi sự tiến bộ vừa phải.

Về vai trò của các diễn đàn, cho dù ở diễn đàn ưu tú đến mức nào đi nữa, thì cũng nên theo hướng: tác động đến cộng đồng lớn. Chúng ta không có những con người tài năng như các GS ở các trường ĐH, công việc phát triển tầm cao hãy để cho Bộ GDDT, Bộ KHCN và các trường ĐH. Khi đất nước tập trung trí lực cho các hoạt động chuyên sâu, thì các diễn đàn hãy chấp nhận ở mức độ thấp hơn, làm công tác phổ biến khoa học cho quần chúng là sự phân công thích hợp nhất.
---
Về vấn đề bản quyền:
Tôi nghĩ là ai có khả năng làm gì thì cứ làm, tailieuvietnam làm được một nơi chia sẻ tài liệu thì cứ việc. Rồi thì hoặc là bị người ta kiện vi phạm bản quyền, hoặc là phát triển đến mức cao không cần vi phạm nữa -> sẽ xảy ra một sự phân công xã hội tất yếu. Lúc đó ở tailieuvietnam không phát tán tài liệu vi phạm bản quyền thì việc đó do các tổ chức khác (free4vn.org, updatesofts.com, rapidshare.de...) làm. Các trang chia sẻ p2p cứ phát triển rầm rộ, rồi Kazaa bị kiện die đấy, nhưng có chết ai đâu, cái mà nó làm được là đã cổ vũ cho một phong trào lớn mạnh, mà phong trào đó mất đi một Kazaa chẳng thiệt hại gì. Hay là Napster cũng die vì truyền nhạc không bản quyền -> thay thế vào đó là iTune thực sự đàng hoàng tồn tại bên cậnh đàn đàn lớp lớp trang vi phạm khác => cứ yên tâm mà làm đi, đến lúc mình die thì sẽ có một thằng kiểu nhacso.net thay thế mình, lúc đó mới là lúc VN có đủ điều kiện để tôn trọng bản quyền đàng hoàng như châu Âu ;-)
picvendor vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2006, 04:20 PM   #12
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
http://www.picvietnam.com/forum/showthread.php?t=699

Sợ những người tham gia sau không đọc được bài về vấn đề dịch thuật, và những trao đổi trước đây của F, F post lại bài này ở đây để các bạn tham khảo.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2006, 04:25 PM   #13
hpecom
Đệ tử 2 túi
 
Tham gia ngày: Nov 2005
Bài gửi: 45
:
Theo ý kiến của cá nhân hpecom:
_ Rất nhiều sinh viên, kỹ sư thậm chí cán bộ kỹ thuật không đọc được tài liệu tiếng Anh (đừng nói đến tiếng Hàn, tiếng Đức hay TQ).
_ Những người làm việc dịch thuật lại là các nhà khoa học theo chuyên ngành thì chắc chắn rằng tác phẩm dịch (dù có giảm chất lượng) cũng tốt hơn nhiều so với khả năng đọc hiểu của các sinh viên.
_ Thời gian để một sinh viên đang bắt đầu tiếp cận tiếng Anh đọc hết được phần kiến thức mình cần có thể dài hơn thời gian họ làm luận án tốt nghiệp -> lợi ích về thời gian là vô cùng to lớn.
_ Đối với những người có khả năng đọc tiếng Anh (nhưng chưa tốt) tôi tin rằng họ sẽ lấy cả 2 nếu bạn đặt cạnh bản gốc một bản dịch tiếng Việt.

Chúc ta hãy đặt toàn bộ lên bàn cân, bên kia là không vi phạm bản quyền. Tôi nghĩ ở thời điểm này của Việt Nam thì cán cân kia sẽ bị hất tung mất vì bên này quá nặng.

Chào đoàn kết.
__________________
Biết thì nói là biết,
Không biết thì nói là không biết,
..
hpecom vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2006, 05:04 PM   #14
polaris2511bk
Đệ tử 1 túi
 
polaris2511bk's Avatar
 
Tham gia ngày: Mar 2006
Nơi Cư Ngụ: HCM
Bài gửi: 24
:
em chỉ có suy nghĩ rất nhỏ thôi ạ:
1/ vấn đề chia sẻ tài liệu: kho.tailieuvietnam.net chỉ tập hợp tài liệu đã được đưa public trên mạng. thực ra, nếu để rải rác trên các trang khác cũng được nhưng sẽ có nhiều tài liệu cần mà ko biết chỗ để tải, tailieuvietnam chỉ tập trung lại một chỗ cho tiện hơn thôi.theo em, việc có tailieuvietnam là khá bổ ích vì ngoài việc có tài liệu để dùng thì chính là tính cộng đồng, mọi người giúp nhau tìm tài liệu và post lên, mọi người đều đc chia sẻ tài liệu.
2/ vấn đề dịch thuật : đúng là khi dịch tài liệu sang tiếng việt thì ko thể Việt hóa toàn bộ tài liệu đó được, nên những thuật ngữ chỉ được giải thích theo tiếng việt mà vẫn giữ nguyên từ tiếng anh để mọi người tiện theo dõi khi gặp những từ đó. vì vậy việc dịch thuật là cần thiết vì không chỉ giúp cho những người đã và đang hoạt động trong lĩnh vực đó cũng như những người mới bắt đầu làm quen hay tiếp xúc sẽ dễ dàng hơn trong vấn đề tiếp cận.
polaris2511bk vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Old 16-11-2006, 10:20 PM   #15
HAI
Nhập môn đệ tử
 
Tham gia ngày: Sep 2005
Bài gửi: 10
:
Mấy bác cứ dịch sách thoải mái đi, nếu nhở ai có kiện chúng ta vi phạm bản quyền thì em sẽ trả tiền bản quyền cho, nhà em giàu lắm .Em nghĩ đến hết cuộc đời này chúng ta cũng chẳng thể nào sống lương thiện như chân nhân trên núi cao được, chúng ta phải biết hy sinh đời bố củng cố đời con thôi.Đọc sách bằng tiếng Viết thấy giống như tắm trong dòng suối mát, thật thoải mái.Các bác hãy làm thế nào mà cái núi sách của ta cũng ngang ngửa với cái núi sách của tụi nước ngoài, thì khi đó mới nói đến chuyện bản quyền.Sống là phải có tinh thần dân tộc, phải biết yêu quý tiếng mẹ đẻ.Từ đó ta thấy phải có trách nhiệm làm phong phú hơn vốn ngôn ngữ của ta.Nhiêu khi đọc sách có một từ không hiểu, em tra không thấy trong từ điển, tự nhiên thấy buồn lắm.Tụi Nga nó hoặc là có từ tương ứng hoặc là "phiên âm" ra, nên từ nào nó cũng có, cuốn sách nào hay cũng được dịch ra.
Nói về chuyện học ngoại ngữ quả là tốt rồi, tất nhiên rất là cần thiết.Nhưng thật tốt nếu cùng một môn học mà ta có cả sách tiếng Việt và cả sách tiếng Anh để học.Đọc tiếng Việt chúng ta sẽ nắm được ý rất nhanh, còn sách tiếng Anh khi mà ta đã nắm được cái ý chính của môn học đó thì khi đọc sẽ thấy nó hay hơn nhiều.
Cái luồng này theo em nên chấm dứt thôi, mỗi người mỗi ý chẳng thể nào dung hoà được.Ai cũng có cái đúng riêng của mình.Thôi thì mỗi người cứ đóng góp theo cái cách của mình.Em thì theo chủ nghĩa tự do, sống càng ít nguyên tắt càng tốt.Và nếu có cái gì không vui thì sử dụng chiêu "nước đổ đầu vịt", tự nhiên thấy thoải mái.
HAI vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn
Trả lời


Quyền Sử Dụng Ở Diễn Ðàn
You may not post new threads
You may not post replies
You may not post attachments
You may not edit your posts

BB code is Mở
Smilies đang Mở
[IMG] đang Mở
HTML đang Tắt

Chuyển đến

Similar Threads
Ðề tài Người gửi Chuyên mục Trả lời Bài mới
Một vài địa chỉ download datasheet các loại (Upd. 21/09/2005) falleaf Thực hành 3 04-08-2008 01:29 PM
Download các tài liệu về Điều khiển falleaf Điều khiển 9 12-07-2008 03:55 PM
Không download được falleaf Đóng góp ý kiến 9 30-09-2007 07:01 PM
Ngành điện tử VN được ưu tiên nhưng không có chiến lược falleaf Trao đổi ngoài luồng 0 17-06-2006 07:39 PM
Link download của tất cả tài liệu trong forum plz! vaiduakhu Đóng góp ý kiến 1 23-05-2006 09:58 AM


Múi giờ GMT. Hiện tại là 12:49 PM.


Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp
Powered by vBulletin®
Page copy protected against web site content infringement by Copyscape
Copyright © PIC Vietnam