View Single Post
Old 21-07-2005, 09:42 AM   #2
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Nhân bài viết của Noise PIC, tôi cũng muốn nói về quá trình học PIC của tôi để cùng chia sẻ với các bạn.

- Trước khi học PIC, tôi đã làm thử với 89C51. Chưa kịp học sâu về nó, nhưng tôi lại thích cách học tổng quan, có nghĩa là tìm hiểu xem mình có thể làm gì được với nó, hiểu rõ bản chất của nó. Tôi bắt đầu lang thang tìm tài liệu về các loại vi điều khiển, vì sao lại có các hãng khác, sự khác biệt giữa các con vi điều khiển là gì? Mục đích của chúng là gì? Có những loại nào... Chính vì chưa hiểu biết nhiều về vi điều khiển, do đó, tôi download nhiều tài liệu tổng quan, xem xét, đánh giá. Tôi với bạn tôi, Đỗ Hồng Phúc, đã từng tranh luận với nhau rất lâu xem nên học với con nào, làm việc với con nào là có lợi nhất.

- Cuối cùng, sau khi phân tích khá nhiều khía cạnh (mặc dù vẫn chưa sử dụng thành thạo một con nào) chúng tôi chọn PIC để học và phát triển.

- Khi chọn PIC, chúng tôi hoàn toàn không có trong tay một con PIC nào, vì lúc đó ở VN chỉ có bán 16F84A và một số loại 17Cxxx. Lúc đó, 16F628 vừa mới xuất hiện, chúng tôi muốn làm việc với nó, và 16F877, nhưng không có cách nào, vì chúng tôi không có PIC.

- Bạn tôi cần làm một số đề tài, nhưng không có PIC, thế là bạn tôi lại quay lại làm với 89C51. Tôi máu me hơn một tí, đặt hàng PIC từ Singapore, lúc đó tôi mua con PIC hết 150K, nhờ một người bạn học đem về. Nhưng phải 2 tháng sau đó, bạn tôi mới về nước. Trong 2 tháng, tôi lập trình chay với PIC bằng ASM, tự đọc tài liệu, tự tưởng tượng ra mạch điện tử mình sẽ thiết kế, rồi tự viết chương trình.

- Bài tập đầu tiên tôi làm được, đó là bài tập chay, điều khiển động cơ bước quay tới và quay lui 180 độ, với phần gia tốc, giảm tốc để quay cảm biến siêu âm. Thực sự, bài tập không khó, nhưng lần đầu tiên làm, không có con PIC trong tay, làm mạch nạp cho con 16F628 chỉ để ngồi nhìn. Nếu các bạn còn nhớ, tôi đã cung cấp tài liệu hướng dẫn làm mạch in tại diễn đàn điện tử, hình cuối cùng đó là cái mạch nạp PIC16F628 mà tôi chưa một lần nào dùng đến nó.

- Từ việc học chay, tôi học được rất nhiều điều, cho nên về sau, tôi viết chương trình bằng MPASM rất ít khi bị lỗi, vì tôi viết, rồi dịch thử, rồi debug xem nó chạy như thế nào. Để viết một đoạn chương trình ngắn, tôi mất rất nhiều thời gian.

- Khi có con PIC16F877 về tới, mọi chuyện trở nên rõ ràng, và các bạn thấy đó, tôi bắt đầu làm việc với nó cho đến khi tôi tốt nghiệp. Bây giờ, tôi lại làm việc chay với PIC, mọi thứ hiện ra trong đầu tôi khá tốt, khi viết tài liệu hướng dẫn cho các bạn, có lẽ do quá trình học chay trước đó, đã giúp tôi tưởng tượng như thế này. Tôi bắt đầu ấp ủ viết tài liệu hướng dẫn PIC từ đầu năm thứ năm đại học.

- Chính vì vậy, mặc dù đến bây giờ, tôi không còn đụng đến 1 con PIC nào để nạp nữa, nhưng tôi vẫn viết về nó. Điều tôi cần, và mong đợi ở các bạn, đó là các bạn giúp tôi hiện thực những gì tôi viết, để chứng minh bằng thực tế. Tôi sẽ dùng nó để viết tài liệu hướng dẫn. Theo tôi, với đà này, cho đến hết năm nay, tôi sẽ hoàn thành xong tài liệu hướng dẫn PIC, ORCAD, làm mạch in. Với 3 tài liệu này, tôi mong rằng cung cấp được cho các bạn một công cụ mạnh để làm việc.

- Hãy học PIC ngay từ năm thứ nhất đại học, với các trò chơi, các đề tài nho nhỏ... và với tài liệu hướng dẫn tại PICvietnam, các bạn sẽ làm được nhiều hơn là các bạn có thể làm được khi tốt nghiệp đại học. Đó là điều tôi hoàn toàn tin tưởng.

Chúc các bạn học tốt.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn