View Single Post
Old 26-05-2009, 10:30 AM   #51
falleaf
PIC Bang chủ
 
falleaf's Avatar
 
Tham gia ngày: May 2005
Bài gửi: 2,631
:
Send a message via Yahoo to falleaf
Các bạn nói đều đúng, không có gì sai cả, đối với một số ngành, không nhất thiết phải đụng tới vi điều khiển, và vi điều khiển cũng chẳng khác gì làm việc với một cái máy tính thu nhỏ, bản thân vi điều khiển đã được định nghĩa như vậy rồi còn gì.

Vậy nên, không phải ai cũng sẽ cần làm việc với vi điều khiển.

Vấn đề chính ở đây, đó là nhu cầu xã hội và xu thế. Cách đây khoảng 10 - 15 năm, thì ngành tự động hóa, PLC, đặc biệt là vấn đề kinh doanh, mua bán, lắp đặt, giúp cho rất nhiều doanh nghiệp phát triển mạnh lên. Nhưng sau đó, ngành này bão hòa, và bị chìm xuống.

Ngành CNTT cách đây 20 năm là một ngành chiến lược của cả quốc gia, tới nay, ngành này cũng dần bị bão hòa.

Ngành cơ khí có thể nói cách đây 50 năm đào tạo ra không biết bao nhiêu lãnh đạo, nhưng cũng đã lạc hậu và bão hòa.

Để giải quyết các nhu cầu cuộc sống, và những bài toán trong xã hội, người ta không thể sử dụng các phương pháp và lý luận cũ để phát triển, nó yêu cầu phải đẻ ra phương pháp luận mới. Và như vậy, khoảng từ năm 1980 thì ngành Cơ Điện Tử và ngành Hệ Thống Nhúng ra đời và phát triển mạnh. Việt Nam đi chậm hơn các nước trong lãnh vực này, nên bây giờ nó mới phát triển lên.

Những ngành như công nghệ nano, các nước phát triển từ những năm 90s, cho tới giờ, hàng trăm hàng nghìn dòng sản phẩm sử dụng công nghệ nano đã ra đời, nhưng VN vẫn còn chưa phát triển được.

Nói đến công nghệ nano, chắc các bạn sẽ buồn cười, các bạn có tưởng tượng được rằng bây giờ cái kẹo cũng làm bằng công nghệ nano rồi chứ? Người ta làm ra những cái kẹo khử mùi, dành cho người đi nhậu, nó là các hạt nano nhỏ, bám chặt lấy các phân tử mùi, và làm cho miệng sau khi nhậu khỏi hôi.

Nếu các bạn chỉ dừng lại ở diode, transistor,... các bạn sẽ không làm gì thêm được nữa cả. Đến bao giờ chúng ta mới lại sản xuất ra được module GPRS và GPS, ấy thế mà xe bus ở HN đã chạy ầm ầm với GPS từ cách đây nhiều năm.

F đưa ra mô hình, học 1 dùng 3. Có nghĩa là các bạn tốn 5 năm đại học, thì các bạn có thể không phải dừng lại học và nghiên cứu tiếp, thì những kiến thức đó có thể giúp ích cho bạn trong vòng 10 - 15 năm tới. Sau 10 - 15 năm, kiến thức của bạn thực sự đã lạc hậu, và nó thậm chí "không còn đúng" nữa. Lúc đó, nếu muốn tiếp tục, các bạn phải học tiếp.

Những người đi nghiên cứu lên tới tiến sĩ, thì có thể kiến thức của họ sẽ dùng tới 30 năm (5 năm kỹ sư, 2 năm thạc sĩ, 3 năm tiến sĩ). Sau 30 năm đó, kiến thức của họ lại có thể bỏ vào sọt rác được rồi. Và nếu họ không có công trình nghiên cứu gì thêm, thì họ có thể sống hết đời tới 60 tuổi và nghỉ hưu là xong.

Cho nên, cái gì mà các bạn sẽ học ở đây, là những cái mà F đánh giá nó chỉ còn có giá trị trong khoảng 10 - 15 năm nữa. Nó sẽ không tồn tại mãi, nó sẽ không "đúng mãi". Nếu ta không liên tục vươn tới cái mới hơn, thì ta chắc chắn sẽ bị tụt hậu. Hãy xem thị trường lao động có bao nhiêu người làm tự động hóa, xem có bao nhiêu trong số các bạn học của bạn đi ra dàn khoan dầu? bao nhiêu người làm trái nghề?... Đó chính là những hệ quả mà chúng ta không tính trước cho sự phát triển lâu dài.

Đó là những cái mà các bạn cần suy nghĩ và vạch kế hoạch cho cuộc đời mình. Một kỹ sư vô cùng thành công ngay thời điểm bây giờ, 5 năm kinh nghiệm, 30 tuổi, vợ con, nhà cửa, có thể được coi là thành công. Nhưng hãy coi chừng, khi 40 buổi, nếu không thể trở thành người đi đuổi việc người khác, thì anh ta đang trong nguy cơ bị đuổi việc rất cao đấy.

Vài lời cùng các bạn.

Chúc vui.
falleaf vẫn chưa có mặt trong diễn đàn   Trả Lời Với Trích Dẫn