![]() |
Idea pool - tháng 11
Để cuộc thi hào hứng hơn, BTC đã quyết định thêm chuyên mục "Idea pool", tức là một bồn ý tưởng. Trong phần "Idea pool", tất cả mọi người sẽ được nêu ý tưởng và phát triển ý tưởng của nhau. Các ý tưởng được ghi ra trong này sẽ:
- Không được xem là sở hữu riêng của ai (mọi người đều được sử dụng và phát triển thêm từ các ý tưởng). - Không ảnh hưởng gì đến khả năng đoạt giải của bài dự thi (bởi lẽ từ ý tưởng cho đến thiết kế có thể dự thi cũng là một chặng đường dài, bạn được giải bởi vì bạn biết cách hiện thực hóa ý tưởng). "Idea pool" sẽ hoạt động cho đến 2 tuần trước khi cuộc thi mỗi tháng kết thúc, sau đó nó sẽ được đóng lại để mọi người tập trung vào thực hiện các bản thiết kế. Khi "Idea pool" còn mở, thì BTC, các cố vấn của cuộc thi đều sẽ tham gia phát ý tưởng, vẽ ý tưởng giống như mọi thành viên, hy vọng rằng đây sẽ là nơi cung cấp các ý tưởng thú vị để mọi người tiến hành thiết kế! :) Đề thi tháng 11 là: Trích:
|
Cá nhân picvendor là thành viên BTC, xin mở đầu để anh em hình dung rõ hơn vai trò của Idea pool. :)
Những thiết kế "liên quan đến dòng PIC6F" nghĩa là không bắt buộc phải dùng chip PIC 16F, tôi muốn khai thác "kẽ hở" của đề thi một chút :D. Tôi nghĩ ra một số ý tưởng "liên quan đến dòng PIC16F" mà không dùng chip PIC16F: - Làm mạch nạp đảm bảo nạp được cho họ 16F. Đúng hơn là làm 1 cái bo đơn giản để cắm con chip vô là nạp, làm sao cho thật tiện dụng (bỏ túi được, ít dây nhợ lằng nhằng, thậm chí... đục lỗ để gắn cái bo nạp này vào xâu chìa khóa :D). - Làm bo phát triển có chứa sẵn khe để cắm chip PIC 16F vào (vd: DIP40 để cắm được tất cả những con PIC 16F có 40 chân). - Thiết kế mạch "khớp nối" cho 2 con PIC 16F. "Khớp nối" này có chức năng là: giả sử ta có một thiết bị có sẵn MCU rồi (vd: 16F88), giờ ta muốn mở rộng thêm tính năng của thiết bị này mà... không cần modify phần cứng, vậy liệu pháp tiện nhất là nối thêm 1 cục nữa => cần có "khớp nối" để tạo giao tiếp cho 2 con vi điều khiển. Ví dụ tôi có 1 mạch PIC 16F88 điều khiển 4 cái LED 7 đoạn. Giờ tôi muốn cho phép điều khiển 8 cái, 12 cái... (tùy nhu cầu sử dụng), không lẽ với mỗi mức tôi lại phải làm 1 bản thiết kế mới (rồi đi đặt bo thì trả tiền cho đã vì làm số lượng ít). Nên tôi sẽ chỉ cần thiết kế thêm 1 cục "khớp nối" thôi, rồi cứ ghép liên tục các bo với nhau, chỉ cần thay đổi chương trình chứ không cần thay đổi phần cứng :D. (hehe, do bệnh nghề nghiệp chuyên thích thiết kế module, nên mấy ý tưởng toàn là kiểu đó) |
Thực tế như thế này, Các bạn hãy làm các jac cắm theo tiêu chuẩn chung rằng, dùng Header 10, đấu các chân theo thứ tự,
1-Rx0, 2-Rx2, 3-Rx4, 4-Rx6, 5-VCC 6-Rx1, 7-Rx3, 8-Rx5, 9-Rx7, 10-GND Chân 5 và chân 10 nằm phía ngoài, cùng một bên, như vậy cáp chuẩn rồi sau này mình muốn cắm ntn và ban nhiêu thứ bên ngoài cũng được. hoặc đơn thuần làm theo kiểu quet LED dùng thanh ghi dịch,74595 thì bạn chỉ cần 3 dây cho cả một hệ thống đèn LÊD bao nhiêu cái = ?, chưa xác định, nếu chống nhiễu tốt thì nó là con số vài trăm cái chứ không chỉ dừng lại ở con số 4,8,12 và lúc đó là " tùy nhu cầu sử dụng" như thế bạn sẽ có hàng loạt LED chỉ đấu theo một sơ đồ và bao nhiêu LED hiển thị không còn vấn đề phần cứng nữa mà nó phụ thuộc hoàn toàn vào phần mềm ntn. Chúc thành công. |
PIC có nhiều ứng dụng trong công nghiệp. Một trong các ứng dụng mà có thể dễ hình dung nhất là:
- Thiết kế bộ nguồn số dùng vi điều khiển( dĩ nhiên là PIC vì đang thi về thiết kế PIC mà) - Có thể làm theo 1 trong 2 phương án sau: 1/ Bộ nguồn số với 2 nút nhấn bình thường, điện áp ra đơn giản: 3v, 4.5v, 6v,9v,12v 2/ Cao hơn 1 tí là: Điện áp đầu ra cho hiện lên led 7 seg để dễ kiểm soát 3/ Nâng cao hơn là hiển thị lên LCD 16x2 dòng. Anh chị em nào chọn đề tài này, thì DuyPhi sẽ đứng ra hỗ trợ và góp ý về kỹ thuật phần cứng và phần mềm cho các bạn. Chúc các bạn thành công với ý tưởng của mình, hãy biến nó thành hiện thực. |
Dòng chip PIC 16F anh em VN học tập bao lâu nay rồi, mà ở trên mạng các project mẫu có dùng PIC 16F cũng vô số. Kể ra thì tháng này mình cũng khó nghĩ ra được ý tưởng chưa ai làm :). Trong tình hình đó, những ý tưởng có tính thực tế cao là "có trọng lượng", như ý tưởng ứng dụng PIC trong công nghiệp DuyPhi vừa đưa ra.
Mà "2 nút nhấn bình thường" theo ý DuyPhi có phải là nút tăng và giảm mức điện áp không? Bác thấy sao nếu thay bằng 1 nút vặn, xoay thuận chiều kim đồng hồ thì tăng lên, xoay ngược thì giảm xuống? Tôi nhớ cách đây 1-2 năm, anh Bình Anh (admin DTVN) có minh họa một phương pháp mà chỉ cần 1 chân AD duy nhất của PIC, có thể phân tích được cả 16 phím (gắn với bàn phím 4x4). Giờ áp dụng ý tưởng "1 chân I/O" để làm mạch gọn hơn, cho chân đó đọc tín hiệu từ cái nút vặn. @ vandungevn: bác nói dùng một loạt con thanh ghi dịch để giúp tăng lên quét đến hàng trăm con LED thì... có nhiều quá không? :D Lúc đó cơ chế nối dây sẽ lằng nhằng, làm cho cái mạch điều khiển nó to hơn tất cả các phần còn lại rồi! Trước tôi cũng có lần muốn làm điều khiển quét LED ma trận (8x8), ý tưởng là chỉ dùng 1 con PIC thôi (16F88), điều khiển 4 cái LED 8x8 ghép với nhau, chỉ thông qua thanh ghi dịch -> kết quả là phần mạch ứng với mỗi con LED phải phình ra rộng hơn bề mặt con LED đó, cuối cùng không làm được, anh em nào có ý tưởng giải quyết thì nhảy vào thử ;). (ý tưởng ứng dụng đơn giản: làm bàn cờ caro, gắn 4 cục LED ma trận thành hình vuông, mục tiêu là cái bản mạch 2 lớp có diện tích nhỏ hơn hoặc bằng diện tích hình vuông bàn cờ) --- PS: Thiết kế mới cho ý tưởng cũ thì được chấp nhận, nhưng nếu ai đó bê nguyên xi thiết kế kiếm trên mạng về mà không có cải tiến gì, thì bài dự thi đó sẽ không có cơ hội nhận giải thưởng đâu nhé! ;) Thế nên BTC mới mở mục "Idea pool" nhằm giúp anh em có hướng cải tiến các thiết kế cũ. |
Không phải là lằng nhằng đâu, mỗi con IC đó được thiết kế vào bên trong của con LED tức là nằm dưới gậm của LED 7SEG khi đó cần giao tiêp hoặc mở rộng nó thì đơn giản àh, cả dây nguồn vào nữa là 5 dây => khi đó mình muốn bao nhiêu LED cũng được, tùy theo mình đặt nó ntn.
|
Múi giờ GMT. Hiện tại là 09:39 AM. |
Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam