![]() |
Anh Hiệp ơi,
Không phải em show một lúc tất cả. Em đang viết hướng dẫn lập trình giao tiếp RS232 dùng Matlab. Nguyên thiết kế giao diện cho ứng dụng em gom lại 64hình là các bước cần thực hiện. Tất nhiên khi em viết thì phải có chú thích và chia ra là đoạn này là thêm các Panel, đoạn kia là thêm các Button,... Latex em mới dùng nên không biết. Em chụp hình rùi lại chuyển thành file .eps để nhúng vào Latex,.. Rất là lâu. Rùi em copy, paste code đó cho các hình ảnh mà em định trình bày. Quá trình này quả thực là lâu thật. Em hiểu ý của anh rùi. Nhưng với suy nghĩ của em thì em nghĩ khi mình nghiên cứu được cái gì viết lại cho mọi người thì mọi người sẽ thấy cái đó thật đơn gản hơn không phải suy nghĩ tìm tòi nhiều nữa vì đơn giản TUT đã đưa ra cách tiếp cận rùi. Chúc anh thành công. |
Anh cho em hỏi tí nhé.
Khi em dùng thêm subsubsection{} tại sao nó lại không hiện dạng như: 2.1.1 Em có thêm cả định nghĩa như sau vào file style.tex Code:
\def\thesubsubsection{\thesubsection .\arabic{subsubsection}.} Với lại khi em trong subsubsection đầu em thêm vào 5 hình ảnh, subsubsection em thêm 7 hình ảnh, có cả \text (không dùng lệnh \clearpage) thì nó hiện có 3 hình trong subsubsection1 rùi nó hiện tất text từ đầu đến cuối. Cuối cùng nó mới hiện các hình. Còn khi dùng lệnh \clearpage trước mõi subsubsection thì nó hiện đúng tuy nhiên mỗi subsubsection bị đẩy sang một trang mới trông không đẹp. Chúc anh thành công. |
Subsubsection trong form của anh không được dùng. Đây là dạng báo cáo ngắn, cho nên không sử dụng tới cấp section thứ 3, cũng như không sử dụng cấp chapter.
Nếu muốn làm dạng có đa cấp, thì thời gian sau, anh sẽ làm một dạng report loại dài hơn 30 trang, gọi là dạng technical report. Loại đó cho phép các báo cáo dài hơn 30 trang. Trong khi đó, nếu sử dụng loại báo cáo này, chỉ nên viết báo cáo trong vòng khoảng 15 trang đổ lại. Nếu dài hơn đến khoảng 20 trang, 30 trang là cùng. 25 trang tương đương với một luận văn thạc sĩ ở Pháp (theo anh biết). Vậy thì không nên viết một cái gì quá 25 trang như vậy, với dạng report này. Cần phải viết ngắn và đơn giản, nội dung xúc tích lại. Còn loại báo cáo dài trên 30 trang, anh có thời gian sẽ soạn thêm và chỉ dùng trong phòng thí nghiệm. Nên tìm cách viết tốt hơn. Xúc tích hơn. Hoặc nếu trình bày hình vẽ quá nhiều, hãy thử tìm cách đưa 2 hình trên một hàng (gọi ý, dùng tabular). Chúc vui. Chúc vui. |
Trích:
Anh không khuyến khích kiểu viết tutorial hoặc report như thế này. Báo cáo vừa đủ nội dung cần thiết. Vd: từng bước tạo button, thay vì em viết hướng dẫn tạo từng button, em viết lại thành một section {tạo button}. Rồi sau đó, bước nào cần tạo button nào, thì em chỉ cần viết, đến đây ta tạo button (xem~\ref{sec:taobutton}) "ABC gì đó"., rồi lại tạo button "DEF gì đó"... Chứ không có viết kiểu tiếp theo, tạo button ABC gì đó, rồi cho một loạt hình, rồi tạo button DEF, cho một loạt hình... Cái này thì người viết cũng stupid, và viết cho người đọc cũng stupid. Tuyệt đối không nên. Em muốn viết, thì cần phải suy nghĩ thật kỹ trước khi viết. Người ta viết một cuốn luận văn thạc sĩ chỉ 30 trang, thì chẳng lẽ một cái tut của em lại còn chứa chất nhiều thứ hơn luận văn thạc sĩ? Anh nhắc lại, giới hạn báo cáo ngắn trong vòng 25 - 30 trang, không hơn. Không sử dụng subsubsection, (có thể có, nhưng nó chỉ là dạng tô đậm, chứ không phải là phân mục con dài dòng). Tập suy nghĩ và viết. Chúc vui |
Em chân thành cảm ơn anh.
Chỉ vì đơn giản là anh có lần anh đã bảo em là: nếu em lập trình như thế nào hãy viết đầy đủ, chụp hình toàn bộ quá trình làm của mình. Viết TUT là phải viết để ai đọc cũng có thể làm theo được". Có lẽ em vẫn chưa hiểu ý của anh lúc đó nên em vẫn theo suy nghĩ đó nên có thể viết hơi dài. Cái TUT đầu tiên của em nó thế đấy. Dài 78trang. Em xin lỗi anh nhé. Làm MOD mà chẳng hiểu những cái tư tưởng đó. Tuy nhiên em sẽ cố gắng, nếu không được thì có lẽ là do trình độ nhận thức của em còn kém quá. Em sẽ viết tiếp và làm lại và gửi báo cáo (TUT) này cho anh xem trước khi upload lên diễn đàn. Chúc anh thành công. |
Cái đó là dạng report để em báo cáo nội dung làm việc với anh, chứ không phải là TUT. Chỉ vì thấy em thích viết TUT, cho nên thời gian đầu anh cho phép thỏai mái. Càng về sau thì chỉnh sửa dần. Nếu như khắt khe ngay từ đầu, sẽ không tốt cho sự tích cực của em.
Bây giờ em làm việc một thời gian rồi, nên đòi hỏi của anh khắt khe dần lên với đội ngũ MOD trẻ. Đơn giản vậy thôi. Như một số MOD mới hiện nay, hòan tòan anh đánh giá qua hoạt động và sự thông hiểu về tinh thần của diễn đàn và setup làm mod, mà không thông qua đào tạo nữa. Nhưng tất nhiên, tới một giai đoạn, chắc chắn anh sẽ yêu cầu các mod hoạt động theo định hướng, quy cách, chuẩn hóa... Bởi vì chúng ta làm việc với nhiều người, với cả cộng đồng. Cho nên, để thông hiểu nhau, cần có những quy ước chung. Báo cáo và Tut anh bắt đầu phổ biến, là một dạng quy ước. Chúng ta đang tiến tới việc thành lập phòng thí nghiệm. Và phòng thí nghiệm cần sự đầu tư về tiền bạc, cơ sở hạ tầng,... Cho nên, khuyến khích nhiều người tham gia, nhưng chỉ những người sẵn sàng với tinh thần làm việc tốt, hiệu quả. Cái anh đề nghị ra, như form chuẩn này, không hẳn là cái tốt nhất, nhưng nó là cái chuẩn nhất vào thời điểm hiện tại. Một cách tự tin mà nói, không có mấy tổ chức cộng đồng có được một cái form tài liệu, hoặc gần như là không có. Do vậy, trong quá trình sử dụng, phát triển, chúng ta sẽ hòan thiện nó dần. Điển hình, hiện nay chúng ta chưa có loại báo cáo trên 30 trang. Như vậy, chúng ta sẽ bổ sung dần. Nhưng anh đánh giá, vào thời điểm này, chưa có dự án nào đủ mạnh để viết trên 30 trang báo cáo. Dần dần, khi tụi em tập viết ngắn lại, sẽ rất có lợi. Em thấy khi anh viết trên mạng rất dài, lý giải từng tí. Nhưng khi làm report cho giáo sư chẳng hạn, thường chỉ vài trang. Cái dài nhất anh viết khoảng 15 trang. Vậy nên bây giờ, để chuẩn bị cho phòng thí nghiệm, thì bắt dầu phải hướng dẫn tụi em dần dần. Chúc vui. |
Anh Hiệp ơi,
Làm cách nào để tất cả các dòng khi hiển thị ra có đầu dòng luôn thụt vào một khoảng nhất định như Paragraph trong Word hả anh? Em chưa đọc nhiều nên chưa biết hết. Hình như nó cũng có tab đó thì phải. Em cứ hỏi thế, rảnh thì anh trả lời không thì em tự khám phá để viết thêm vậy. Chúc anh mạnh khoẻ. |
/> là môi trường tabbing
Em khoan chú ý tới những vấn đề đó. cứ viết cho nó paragraph đầu tiên sát lề như form chuẩn là oki. Sau này anh sẽ cập nhật lại những lỗi này trong template mới hơn. Lưu ý rằng, sau khi cập nhật, em chỉ cần thay cái file style đi là em có thể dịch lại tòan bộ, mà không cần phải sửa chữa trong chi tiết bài viết. Latex, chỉ cần chú ý vào viết nội dung, đừng quan tâm về hình thức. Đó là nguyên tắc viết latex. Chúc vui |
Trích:
Để viết bài TUT không vắn tắt quá mà cũng không dài dòng quá, em nên để ý: đối tượng đọc bài TUT này là ai (<-> trình độ họ thế nào) và độ khó của vấn đề được hướng dẫn trong TUT là như thế nào. Người đọc được TUT của em, họ cũng phải có chút kiến thức về điện tử, máy tính, họ không được quyền... đần quá hoặc lười quá. Vậy nên hướng dẫn họ từng bước một như kiểu cô giáo dạy học sinh lớp 1 là không cần thiết. Với đối tượng là sinh viên + biết cơ bản về điện tử + biết dùng máy tính + biết chủ động tiếp thu, em nên để trong TUT: quy trình, source code, hướng dẫn những điểm không dễ thấy, chụp hình kết quả của các bước Bài TUT viết về cái gì sẽ là tiêu chí thứ hai để xác định độ dài nên có. Tạm không so sánh bài TUT với một luận văn thạc sĩ như anh falleaf nói ở trên (tí xuống dưới anh thảo luận lại chuyện này), hãy so sánh độ dài giữa các bài TUT với nhau. Một cách tự nhiên, vấn đề càng khó thì bài hướng dẫn càng phải dài hơn để người ta làm theo được, phải vậy không? Vậy nếu một bài TUT ban đầu em làm đến 78 trang -> những công nghệ cao hơn một chút, em đưa file đến cả trăm trang thì... người ta nhìn đã có cảm giác ớn ớn rồi, bắt đầu lười đọc (vì nghĩ công nghệ này quá khó) hoặc đọc mà đọc lướt (ở trường hợp này, nếu bài TUT của em không có kỹ thuật trình bày để nhấn mạnh điểm chính, thì người đọc dễ bỏ qua -> bài TUT không thành công). --- Ngoài ra, Bắc dùng Latex để viết TUT là một cách dùng không thích hợp. Bản chất của Latex là phục vụ trình bày cho khoa học, dùng thể hiện các văn bản khoa học => đó là ưu điểm của Latex so với Word. Vậy người ta dùng Latex khi nào tận dụng được ưu điểm đó và mang lại ích lợi. Em viết TUT thì ngoài nội dung ra, phần trình bày là rất quan trọng. Nếu em làm một văn bản Latex đến 30 trang, mỗi trang mất 10 phút để gõ code trình bày đi -> em mất tiêu 5h cho việc trình bày. Nếu trình bày bằng Word, em mất khoảng 30ph. Vậy 4.5h tiêu tốn có xứng đáng không? Không! Vì người đọc cuối của em là người nhìn theo hướng dẫn để làm, rồi thôi, em không kết nối các TUT thành một quyển sách khoa học dài, vậy là lao vào làm việc khó hơn (định dạng bằng Latex) mà chẳng thêm ích lợi gì. --- Nói lại về việc so sánh luận văn thạc sĩ với một bài TUT: so sánh như falleaf viết ở trên là không hợp lý. Trích:
--- Tóm lại là: Hải Bắc viết TUT thì viết bằng Word thôi cho nhanh, sau này không thiếu cơ hội để viết Latex đâu, không cần lấy dao mổ trâu để giết gà :). Và viết TUT thì trình bày những điểm mấu chốt cho vừa trình độ người đọc. |
Em xin cảm ơn anh Picvendor (chắc là anh Đăng).
Em viết cái TUT đầu là trong giai đoạn đào tạo MOD, chưa hiểu nhiều về cách làm,.. hướng dẫn rất chi tiết. Khi em viết với Latex em thấy cái đó thật là hay, rất là dễ theo dõi khi viết, tránh bị nhầm lẫn, bị nhầm số thứ tự của hình,... Viết bằng Latex đối với em đã làm rùi không đáng ngại gì cả anh ạ. Em rất thích thú với việc viết Latex. Việc điều chỉnh lại phong cách rất nhanh chỉ trong file style.tex là được. Không sao cả. Em sẽ học cái này để viết. Dù lúc đầu có mất thời gian, nhưng sau một bài hì hục làm thì các báo cáo sau của em sẽ nhanh hơn rất nhiều anh ạ. Em có thể dành nhiều ngày để soạn ra một file Report có chất lượng để các anh em trong diễn đàn có được hướng dẫn hay. Ngoài ra dùng Latex load chương trình nhẹ hơn nhiều so với dùng Word, tránh được các lỗi khi copy/paste trong khi mở Vietkey. Chúc các anh thành công. |
Đăng hiểu sai vấn đề khi dùng Latex. Khi dùng latex không cần quan tâm tới việc trình bày. Bởi vì việc trình bày F đã làm sẵn hết rồi, chỉ việc gõ nội dung thôi.
Thay vì copy một cái hình gắn vào, thì bây giờ copy một đoạn code mà F đã viết, thay tên file hình vào thôi. Tương tự, để trình bày một đoạn source code, thay vì phải copy đoạn source code đó, sửa font lại, đóng khung... thì đơn giản là copy đoạn source code đó lại, và đặt vào giữa đoạn code mà F cũng đã viết... Tóm lại, việc viết Latex sẽ nhanh hơn rất nhiều, nếu như người ta đã làm sẵn cho mình một cái template. Word cũng làm được template, nhưng chỉ có tính chất định dạng từng đoạn thôi, không cho phép định dạng toàn cục. Ngoài ra, một điểm nữa là, nếu viết tài liệu bằng latex. Muốn kết hợp lại với nhau, tạo thành một cuốn sách chẳng hạn, điều đó vô cùng đơn giản và nhanh chóng. Trong khi đó nếu làm Word, việc copy lại và trình bày lại là cả một vấn đề. Vì chưa thử viết Latex, nên có thể thấy nó phức tạp. Thử bắt tay vào viết một lần xem, sẽ thấy mọi thứ cực kỳ đơn giản và dễ chịu. Tất nhiên, mỗi người về mặt tư duy có thể khác nhau, có người rất nhạy với cái gọi là WYSIWYG, nhưng có người lại nhạy với cái gọi là sự tưởng tượng. Nhưng chú ý rằng, nếu cho rằng Latex cần phải tưởng tượng nhiều là sai. Đừng bao giờ quan tâm về vấn đề template của latex. Chỉ chú trọng phần nội dung. Đừng quan tâm rằng mình viết thế này, thì nó sẽ ra như thế nào?... Không cần thiết. Hãy hình dung, tôi cần viết mấy mục lớn.... 1., 2., 3...... thì thay vì viết vậy, tôi viết \section... Thế là xong. Muốn mục nhỏ hơn, tôi viết 1.1., 1.2., ... thì tôi viết \subsection, xong. Bây giờ khi đã viết như vậy, bây giờ tôi không thích vậy nữa, tôi thích nó là I., II., III,... và mục nhỏ là 1., 2., 3.,... Thì hoàn toàn không cần thay đổi file nội dung, chỉ cần sửa template lại. Người viết latex tốt, hoàn toàn có thể tạo được template bất kỳ như ý muốn. PIC Vietnam đã cung cấp template chuẩn của picvietnam, do vậy, không cần quan tâm tới template nữa. Các bạn muốn viết bài cho picvietnam, đơn giản là dùng latex, và mọi chuyện còn lại, template sẽ thực hiện. Việc này còn có cái lợi gì. Một bạn bất kỳ viết bài cho picvietnam, nhưng không dùng form chuẩn picvietnam, mà lại viết lung tung. Để chuyển định dạng lại, vô cùng dễ dàng. Đầu tiên, copy toàn bộ trang đó, dán vào file corps. Chỗ nào là hình, thì chuyển thành eps, lưu vào thư mục pics_tmp, chỗ nào là code, là bảng, thì bản thân nó đã có sẵn, chỉ cần copy khúc đầu và khúc cuối của các đoạn bảng, hoặc code trong template, chặn giữa 2 đầu. Mọi chuyện gần như xong. Nếu như bạn có một công thức toán học. Có thể kéo thả công thức toán học đó vào trong một trình đơn giản. Nó tự dịch lại ra công thức dạng latex. Ở đây F chưa trình bày về chương trình này, có thời gian F sẽ trình bày thêm. Nhưng picvietnam không cần nhiều công thức toán lắm, nên nói chung chưa cần thiết trình bày. Tóm lại, F vẫn mong rằng các bạn hãy thử viết một lần, các bạn sẽ thấy được sự đơn giản của nó. Đó chính là lý do vì sao mà trên thế giới người ta dùng latex rất nhiều, nhất là trong giới khoa học kỹ thuật. Khi sang Hàn, các anh em ở Ulsan, gần như không biết latex là gì, nhưng sau một thời gian, F hướng dẫn cho một vài người, đến khi tốt nghiệp, nhiều người đã viết được luận văn bằng latex, chưa kể viết báo cũng bằng latex. F ở Hàn chỉ mới có chưa đầy 1.5 năm. Chúc vui. |
Anh Hiệp ơi,
Anh cho em code về tạo bảng với, em muốn tạo một bảng 7 hàng, 2 cột thì làm sao ạ? Chúc anh thành công. |
Em đã tìm ra trong file style.tex và trong file Latex cho người mới sử dụng word. Cụ thể như sau, em tạo ra 2 cột 7 dòng,
Code:
\begin{center} Chúc mọi người dùng Latex vui vẻ, thành công. |
Em sử dụng cách viết trong template của picvietnam, không sử dụng cách viết này.
Môi trường kẻ ô là môi trường tabular, nhưng môi trường bảng là môi trường table. Trong template tạo môi trường bảng, có đầy đủ caption, label đầy đủ. Em coi lại bài đầu tiên của anh, chứ không cần tham khảo bất kỳ tài liệu nào khác. Chúc vui. PS> Quên mất, quên gửi bản sửa table, trong cái TMP số 2 chưa có, mới kiểm tra, đinh ninh là gửi rồi. Tối nay sẽ gửi lên lại. |
Anh F, em đang học Latex để viết báo cáo, em có vài câu hỏi như sau:
1. Làm cách nào để kí hiệu số công thức đang sử dụng. Ví dụ ta có công thức : Công thức 1 [2.16] Thì làm sao để hiện lên chữ « [2.16] » tức là [section.thứ tự công thức trong section đó] để mỗi khi chèn công thức mới vào thì số tự động tăng lên. 2. Em cài Miktex nhưng em ko thấy anh dùng nó chỗ nào cả, các bài hướng dẫn của anh đều chỉ cần sử dụng Texmaker là đủ. Cái Miktex hầu như chỉ sử dụng chương trình Yap để xem file *.dvi thôi, vậy có nên xóa bản full để cài bản nhẹ hơn ? 3. Mấy cái \usepackage thì mình làm sao biết khi nào thì include vào và khi nào thì sử dụng nó ? Có chỗ nào hướng dẫn điều đó ko ? Em đang tạo template báo cáo êng cho mình bằng cách copy code của anh, em nghĩ như vậy thì học Latex sẽ tốt hơn nhiều. Cảm ơn anh vì những bài hướng dẫn cụ thể. |
Múi giờ GMT. Hiện tại là 02:32 AM. |
Tên diễn đàn: vBulletin Version 3.8.11
Được sáng lập bởi Đoàn Hiệp.
Copyright © PIC Vietnam